Now Loading

4 loài động vật làm nên "tên tuổi" của phim hoạt hình Kỷ Băng Hà

Kỷ Băng Hà (Ice Age) là bộ phim gồm series 5 phần đã được công chiếu đều dựa trên cuộc sống thực của các loài động vật sống tại Thế Canh Tân - Thế Pleistocen (khoảng 1.806.000 tới 11.550 năm TCN). Tuy chỉ là bộ bộ phim hoạt hình, dựng đồ hoạ trên máy tính nhưng chúng đã khắc hoạ thời điểm lịch sử một cùng chính xác và mang những câu chuyện rất đời thực với thông điệp nhân văn. Kể đến thành công của nó không thể không nhắc tới những loài động vật xuất hiện trong phim, chúng ta cùng Thegioidongvat.CO tìm hiểu tóm tắt về chúng nhưng ở khía cạnh khoa học nhé!

1. Voi Manny

Voi Manny lông xoăn có tên khoa học là Mammuthus primigenius, là một loài sống trong khoảng 200,000 năm TCN trên vùng thảo nguyên Á-Âu và Bắc Mỹ. Loài voi Ma Mút lông xoăn này lớn như những chú voi châu Phi hiện đại nhưng thay vì chỉ có nguyên phần da thì Manny thời đó đã sở hữu một lớp lông lớn, rất dày gồm nhiều phần lông tơ, lông dài để giữ nhiệt cơ thể, giảm nguy cơ shock nhiệt khi sống ở trong môi trường Kỷ Băng Hà. Trong tự nhiên màu sắc trên cơ thể của loài động vật to lớn này thay đổi từ màu đen, nâu và vàng. Bên cạnh đó chúng sở hữu cặp ngà cong, dài (thậm chí dài hơn cả loài voi hiện đại - hoá thạch được tìm thấy ở Siberia có cặp ngà dài 3,5 mét). Chiếc ngà làm nhiệm vụ hỗ trợ kiếm ăn, chiến đấu với kẻ thù và các cá thể voi khác. Cơ thể của Voi Manny có thể cao tới 3 mét, nặng khoảng 4-6 tấn.

2. Con lười Sid

Sid là một cá thể lười đất khổng lồ thuộc Họ Lười Megatheriidae, nhóm này có mối quan hệ mật thiết với loài lười hiện đại, mặc dù hình dáng bên ngoài không hề giống. Thay vì sống trên cây cối thì Sid sống trên mặt đất, do cân nặng và kích thước của chúng gần tương đương với Voi Manny bởi có cá thể được ghi nhận sở hữu trọng lượng trên 5 tấn. Chúng có bộ móng vuốt khổng lồ (có thể dài tới trên 50 cm), nhưng Sid là loài động vật ăn thuần thực vật. Giống như nhiều loài lười hiện đại, Sid thời xưa cũng không có mấy kẻ thù, chúng chỉ lẳng lặng sống, di chuyển để ăn cá cây bụi, cỏ, cây Yucca, lá cây. Ban đầu chúng sống ở vùng Nam Mỹ (Phía nam Argentina) nhưng về sau Lười đất khổng lồ lại di chuyển về phương Bắc

3. Hổ Diego

Hổ răng kiếm Diego, cái tên của chúng bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp bởi Smilodon có nghĩa là chiếc răng lớn (răng dao). Ở thực tế, Hổ răng kiếm là một trong những loài Mèo lớn nhất từng sống ở Bắc và Nam Mỹ trong suốt Thế Canh Tân. Với trọng lượng cơ thể có thể nặng trên 300 kg và cặp răng nanh dài gần 20 cm, mỗi khi tấn công các loài động vật khác như heo vòi, bò rừng, hươu, lạc đà Mỹ (có thể là cả Lười đất khổng lồ). Hổ răng kiếm thường tấn công vào phần cổ nạn nhân, sử dụng cặp răng nanh sắc nhọn đó để cắm chặt vào cổ họng con mồi gây mất máu hoặc gãy đốt sống cổ.

Sóc chuột Scrat

Thực ra Sóc chuột Scrat không phải là loài động vật có thực. Trong phim Scrat là loài Sóc răng kiếm, luôn bị ám ảnh bởi việc bảo vệ thức ăn là quả sồi. Chúng chấp nhận đưa bản thân mình vào những tình thế oái oăm, đầy hiểm nguy chỉ để được sở hữu quả sồi ngớ ngẩn kia. Tuy vậy, Scrat vẫn là nhân vật khá hài hước. Chúng sở hữu mắt màu vàng, bộ lông màu nâu vàng và phần bụng màu xám trắng. Đạo diễn Chris Wedge đã mô tả về Scrat là sự kết hợp của "sóc" và "chuột".
Tags:

Tác giả chuyên nghiệp
Tôi là một tác giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và viết về động vật. Với niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên, tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu sâu về đời sống hoang dã, tập tính sinh học, và vai trò của các loài trong hệ sinh thái. Tôi sẽ mang đến cho độc giả kiến thức chân thực nhất về Thế giới động vật hoang dã muôn loài.
View all posts