Eoraptor là loài khủng long xuất hiện đầu tiên trên thế giới, cách đây khoảng 231 triệu năm ở kỷ Trias, tại Nam Mỹ, nay thuộc Argentina. Cùng Thegioidongvat.CO khám phá những thêm những thông tin thú vị về Eoraptor.

Eoraptor được các nhà khoa học tìm thấy thông qua hóa thạch là xương được bảo quản trong tình trạng khá nguyên vẹn, chúng sống ở khoảng giữa của Kỷ Trias, việc xác định tuổi của Eoraptor được thông qua quá trình giám định các trầm tích địa chất. Trên thực tế, Eoraptor nặng khoảng 11kg được tiến hóa từ các loài Thằn lằn đi bằng hai chân ở thời điểm đó.

Khám phá: Những điều bạn nên biết về Khủng Long Bạo Chúa “Tyrannosaurus Rex”

Eoraptor là tổ tiên của các loài khủng long bởi nhiều loài thuộc Đại Trung Sinh đã mang nhiều đặc điểm của Eoraptor, trong số đó có các loài khủng long hai cánh và loài chim hiện đại.

Loài khủng long nhỏ bé chỉ dài khoảng 1 mét, nặng 11kg này xuất hiện ở lưu vực các dòng sông, nơi có các loài thằn lằn sinh sống, do bị chi phối bởi quá trình tiến hóa, Eoraptor mang trong mình nhiều đặc điểm của các loài động vật khác như mắt kém, răng, móng vuốt không quá sắc nhọn và không có kỹ năng săn mồi nổi trội. Tuy nhiên chúng là một bước đệm quan trọng trong quá trình tiến hóa của các loài khủng long về sau.

Bởi xuất hiện đầu tiên tại Argentina, chúng còn có tên là Eoraptor lunensis có nghĩa “Thung lũng Mặt Trăng“, loài động vật này còn được đặt tên cho một địa điểm nơi mình sinh ra, “Thung lũng Mặt Trăng” là một nơi chứa nhiều hóa thạch nhất thế giới, địa hình khô cằn, khí hậu khắc nghiệt khiến nơi đây được ví như Mặt Trăng. Năm 1991, một cuộc thám hiểm của nhà sinh vật học Paul Sereno thuộc đại học Chicago đã tìm ra đặt cho chúng cái tên thú vị là “Cư dân tới từ Mặt Trăng

Tìm hiểu thêm: 25 sự thật khó tin về loài Khủng Long và Thế Giới của chúng

Eoraptor đã tiến hóa thành hai nhánh là khủng long ăn thịt (theropods), thằn lằn và khủng long có xương hông giống loài chim. Eoraptor ăn gì vẫn là bí ẩn với những nhà khoa học, các giả thiết được đưa ra. Một số răng của Eoraptor dài và nhọn hơn dùng để ăn thịt, trong đó răng phía trong miệng lại to và chắc khỏe dùng để nghiền nhỏ cỏ và lá cây.

30 năm sau thời hoàng kim của Eoraptor, các loài khủng long khác đã lan rộng lục địa Pangean, bao gồm cả Bắc Mỹ. Tuy nhiên Eoraptor có hậu duệ đó là loài Daemonosaurus sống ở Hậu Trias, loài này khác với tổ tiên ở việc răng dài nhô ra giúp chúng hợp hơn với việc ăn thịt, hộp sọ ngắn lại.

So với các loài động vật thuộc đầu Kỷ Trias, Eoraptor sở hữu cặp chân dài, do đó mà chúng có tốc độ khá nhanh, khéo léo. tuy vậy Eoraptor vẫn phải chia sẻ nguồn thức ăn bởi các loài cá sấu thời tiền sử

Leave a comment