Tên thường gọi: chào mào, chim râu đỏ
Tên gọi khác: Hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ,…
Tên khoa học: Pycnonotus jocosus
Tên tiếng anh: Red-whiskered Bulbul
Tuổi thọ trung bình: 11 năm
Tập tính: sống thành đàn, đông đúc và ầm ĩ
Thức ăn: trái cây và côn trùng nhỏ
Môi trường sống của chào mào
Chào mào thường sinh sống trong các khu vực có nhiều cây cối, bụi rậm nhưng thoáng. Môi trường sống của chúng chủ yếu trên những chảng cây hay rừng thưa, thích hợp để sống bầy đàn với số lượng đông đúc và ầm ĩ.Đặc điểm nhận dạng chào mào
- Chào mào có mào đen, má trắng, lưng màu nâu, phần dưới lông đuôi có màu đỏ và một cái đuôi màu trắng có đầu dài
- Con đực và con cái đều có hình dáng tương tự trong bộ lông; riêng chim non có lông màu nhạt với một vương miện màu xám đen trên đầu. Ngoài ra, chào mào mái thường chỉ to bằng 2/3 chào mào trống; hiền lành, rụt rè, ít bay nhảy hơn so với con trống.
Đặc điểm nhận dạng chào mào giống tốt, hót hay
- Nên chọn những con có điệu bộ lanh lợi với cặp chân to, dài, móng nhọn, cong đều; thân hình cũng dài, vai nở nang, ngực ưỡn ra và có lằn giữa ngực, miệng mỏng và ngắn
- Mào có gốc to, cạnh mào thẳng từ đỉnh xuống cổ khi mào dựng lên
- Yếm dày, màu đen đậm, cùng màu với mào; má phồng đều, có hai vệt ngăn hai bên rõ ràng; hầu to, căng phồng
- Lưng hơi gù, cặp cánh gọn, lông cánh không xù, ép sát vào mình nhưng không đan chéo nhau; đuôi dài, xếp gọn thành một cọng.
Thức ăn của chào mào
Thức ăn chủ yếu của chào mào là trái cây, nhất là chuối, đu đủ, cà rốt hấp, dâu tây, xoài, táo, cam,… Ngoài ra, loài chim này còn ăn một số côn trùng nhỏ, những loài dễ thấy trên nhánh cây. Tuy nhiên, một số dân chơi chim thường lựa chọn cám (loại dành cho chim) làm thức ăn thường ngày cho chào mào. Lưu ý: không nên cho chào mào ăn dế, vì dế hăng, không hợp với chào mào. Ngoài ra, cũng không nên tập cho chào mào ăn thịt bò, thịt heo tươi sống, tôm tươi vì không tốt cho hệ tiêu hóa.Đừng bỏ qua: Chim Sẻ và 10+ thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Tập tính sinh sản của chào mào
Mùa sinh sản của chào mào thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 hoặc từ tháng 3 đến tháng 10 tùy theo môi trường sống và đặc tính của từng vùng. Mỗi cặp sinh sản 2 lần/ năm. Khi giao phối, chào mào trống sẽ có những màn “ve vãn” chào mào cái thông qua những hành vi cúi đầu, đuôi nhâm nhấp và cánh rũ xuống. Cả con trống và con mái đều cùng nhau xây tổ, tổ chào mào có hình cốc, được làm trong các bụi cây, tường tranh hoặc những hốc nhỏ rậm rạp bởi các nhánh cây, rễ cây và cỏ. Thông thường, mỗi ổ chào mào thường chứa từ 2-5 trứng có màu đất với các đốm nâu. Mỗi trứng thường mất khoảng 12 ngày để nở. Cả chim bố và chim mẹ đều tham gia nuôi chim con. Chim con được bố mẹ đút sâu bướm và côn trùng khi còn nhỏ; rồi dần dần được thay thế bằng trái cây khi trưởng thành.Kỹ thuật nuôi chào mào
- Với những con chim bổi mới bắt về: trùm kín lồng nhưng phải để hé một khe nhỏ để chim quen dần với môi trường nuôi nhốt rồi tăng dần độ rộng khe theo thời gian; không tiếp xúc nhiều với chim
- Sau vài tháng nuôi nhốt: treo lồng tại nhiều chỗ, cho chim tắm nắng thường xuyên (tốt nhất là tắm mỗi ngày) để chim thêm dạn dĩ. Khi cho ăn, nên cho ăn ít, để chim ăn hết sạch mọi thứ rồi mới cho thêm thức ăn mới vào. Lưu ý: phải làm sao cho chim hiểu được là mỗi lần bạn đến gần chỉ nhằm cho chim ăn, dần dần nó sẽ quen với điều đó và tỏ ra mừng rỡ
- Một số lưu ý khác: vào mùa đông, nên tắm cho chim từ 1-2 lần/ 1 tuần, tắm bằng nước ấm với vài hạt muối, 1-2 giọt chanh để diệt rận mạt trên lông. Ngoài ra, nước uống của chào mào cần phải sạch sẽ, cóng nước không để quá 3 ngày, tránh khiến rong bám; đặc biệt, khi chim ỉa vào phải thay ngay.
Kỹ thuật nuôi chào mào hót hay
Để nuôi chim chào mào hót hay nhanh chóng và hiệu quả nhất, cứ mỗi tuần vài lần, bạn mang chim đến các câu lạc bộ hoặc tụ điểm nuôi chim hót để chim tập làm quen với những âm điệu cơ bản và có dịp học hỏi những "lối hót" của các chim khác về độ trầm bổng trong giọng hót của mình. Tại đây, nếu gặp được “đối thủ” xứng tầm, chim sẽ say mê đấu giọng hàng giờ liền, khiến chim sung sức và hót liên tục ngay cả khi về nhà; từ đó, chim sẽ quen dần và muốn hót mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể mở các loại băng, đĩa, CD phát tiếng chim chào mào hót và kiên nhẫn luyện tập cho nó trong khoảng từ 1-3 tháng cũng sẽ giúp kỹ năng hót tăng lên đáng kể.Một số thông tin hữu ích khác
- Cũng giống như những giống chim khác, chào mào cũng có mùa thay lông. Dấu hiệu dễ nhất để nhận biết chào mào thay lông là bộ lông cũ có dấu hiệu khô, xơ, dễ thấm nước khi tắm hoặc mắc mưa; rụng một vài cọng lông cánh, lông đuôi hoặc lông ức hay chim bắt đầu rỉa lông, rỉa cánh nhiều hơn vì ngứa.
- Một số bệnh hay gặp ở chào mào như: tiêu chảy cấp, bệnh về đường hô hấp, bệnh bại chân,… để phòng ngừa, cần thường xuyên tăng cường dinh dưỡng cho chim, kết hợp dùng các loại vitamin, kháng sinh để trợ lực cho chúng
Xem thêm: Chim Cu Gáy Và 10+ Điều Thú Vị Không Thể Không Khám Phá