Now Loading

Báo Sư Tử - loài mèo cỡ lớn nhưng không thể gầm

Báo sư tử là loài động vật thuộc Họ Mèo (Felidae), sống chủ yếu khu vực Châu Mỹ, là loài mèo cỡ lớn thường được biết tới với tên gọi như báo, sư tử núi, Puma. báo núi… Chúng sống trong môi trường hoang dã ở Tây bán cầu. Với thân hình mảnh mai, linh hoạt, cá thể trưởng thành có thể đạt tới chiều cao từ nửa mét tới gần 1 mét, chiều dài 2,4 mét (từ mũi tới đuôi), với kích thước này, chúng có cân nặng từ 50-100 kg, trong khi đó con cái nhỏ hơn một chút. Chúng là loài "Mèo" có kích thước, trọng lượng lớn thứ hai thế giới chỉ sau Báo đốm Mỹ. Đầu tròn, tai dựng đứng, trán trước, cổ và hàm được phối hợp lịch hoạt để bắt và ghìm chặt con mồi. Báo sư tử có màu cỏ khô, nâu nhạt, xám bạc hoặc xám nhạt. Con non sinh ra với đôi mắt xanh, các chi hoạt bát, chi sau lớn hơn chi trước cho phép khả năng nhảy cao và chạy nhanh. Tốc độ đạt từ 60-80 km/h tuy nhiên thích hợp với các cuộc săn mồi nước rút, ở khoảng cách ngắn
Tên thường gọi: Báo sư tử Tên khoa học: Puma concolor Loại: Động vật có vú Chế độ ăn: Động vật ăn thịt Kích thước: Từ đầu tới thân 1-1,5 mét; đuôi 60-85 cm Trọng lượng trung bình khoảng: khoảng 60 kg Tình trạng trong Sách Đỏ: Ít quan tâm (Least Concern)

Hành vi và chế độ ăn của Báo sư tử

Báo sư tử chỉ sống trong một phạm vi nhất định (thường không quá 50 km2). Chúng sống đơn độc và nhút nhát, thường lẩn trốn nên rất hiếm khi được nhìn thấy bởi con người. Tuy nhiên, khi đã gặp chúng sẽ tấn công chúng ta, hàng năm có bốn trường hợp tấn công được ghi nhận, nạn nhân là trẻ em, người đang đi một mình trong đó một người tử vong (Ở Mỹ và Canada).
Đọc thêm: Mèo gấm Ocelot – loài mèo đặc hữu của vùng Trung Nam Mỹ
Báo sư tử còn là loài động vật ăn tạp, chúng có thể tấn công hầu hết các loài động vật khác, từ côn trùng cho tới động vật Móng guốc (kể cả loài có trọng lượng lớn >500 kg). Con mồi ưa thích của Báo sư tử là huơu. nai. huơu đuôi trắng, nai sừng tấm cừu, ngựa, tuần lộc, dê núi... Tuy nhiên thức ăn của Báo sư tử sẽ thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lý. Ở khu vực Trung, Nam Mỹ, chúng thích những loài động vật cỡ nhỏ hơn như chuột, nhím, thỏ, gà tây... Mặc dù có khả năng chạy nước rút khá tốt nhưng Báo sư tử thường phục kích con mồi thông qua việc len lỏi qua các đám cỏ rồi bất thình lình nhảy ra, cắn một cú chí mạng vào cổ nạn nhân rồi lôi chúng đi "thưởng thức".

Sinh sản và vòng đời của

Báo sư tử Báo sư tử cái sẽ đạt sự trưởng thành về giới tính trong khoảng 1 tuổi rưỡi tới 3 tuổi và thường đẻ khoảng 2-3 lần trong vòng đời (mặc dù mỗi lần sinh chỉ trong vòng một năm). Cá thể đực sẽ động dục trong khoảng 8 ngày (chu kỳ 23 ngày) sau đó sẽ tìm con cái và kết đôi. Thời gian mang thai của Báo sư tử cái là khoảng 3 tháng, một lứa đẻ từ 1-6 con non. Báo mẹ sẽ làm nhiệm vụ nuôi dạy, bảo vệ con non trong suốt quá trình sơ sinh. Báo con sẽ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 3 tháng đầu tiên, khi chúng lớn dần lên và đạt khoảng 6 tháng sẽ bắt đầu săn nhữung con mồi nhỏ.
Đừng bỏ qua: Báo Tuyết – loài động vật có khả năng nhảy cao 15m

Một số thông tin thú vị về Báo sư tử có thể bạn không biết:

- Báo sư tử là loài động vật hiện đang nắm giữ trong tay kỷ lục Guinness ở hạng mục "Loài động vật có nhiều tên gọi nhất thế giới" - Báo sư tử có kích thước trung bình lớn hơn hầu hết các loài Hổ, Sư tử… tuy nhiên không được xếp vào Loài Mèo cỡ lớn bởi chúng thiếu dây thanh quản chuyên dụng chuyên dùng để ... gầm - Báo con mới sinh sẽ có đốm trên toàn cơ thể. Các đốm này sẽ dần biến mất khi chúng lớn lên và có bộ lông trưởng thành khi đạt 2 tuổi rưỡi.

Album ảnh

[smartslider3 slider=101]

Video

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=TP5Um82PECo[/embed]

Tác giả chuyên nghiệp
Tôi là một tác giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và viết về động vật. Với niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên, tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu sâu về đời sống hoang dã, tập tính sinh học, và vai trò của các loài trong hệ sinh thái. Tôi sẽ mang đến cho độc giả kiến thức chân thực nhất về Thế giới động vật hoang dã muôn loài.
View all posts