Bồ nông là loài động vật thuộc Lớp Chim, Bộ Bồ nông, là một trong số những loài chim có kích cỡ trung bình và lớn trên thế giới. Với chiếc cổ và chân dài, có trọng lượng vừa phải, do cấu trúc xương chứa không khí bên trong và ngay cả dưới lớp da giúp chúng có thể nổi trên mặt nước. Cấu tạo mỏ dài và có túi cổ họng lớn cũng là một trong những đặc trưng của Bồ nông. Bồ nông thường có bộ lông màu sáng (trừ con bồ nông nâu và Peru). Phần mỏ, túi cổ họng và phần da sẽ biến sắc và trở nên sáng hơn trước khi mùa sinh sản bắt đầu.
Bồ nông hiện đại được phân bố ở hầu hết tất cả các châu lục trừ Nam Cực. Chúng sống chủ yếu ở vùng khí hậu ấm quanh năm, bên trong vĩ độ 45 ° Nam và 60 ° Bắc.

Tên thường gọi: Bồ nông
Tên khoa học: Pelecanus
Loại: Chim
Chế độ ăn: Động vật ăn thịt
Tuổi thọ: 10 đến 25 năm
Kích thước: Loài lớn nhất có thân 1,7 mét; sải cánh 3 mét
Trọng lượng: 13 kg
Tình trạng trong Sách Đỏ: Không được xếp hạng

Hành vi của Bồ nông

Bồ nông sở hữu cặp chi sau khỏe khoắn. Chúng chà lưng và đầu lên tuyến bã mỡ bilobate để chống thấm nước cho lông. Như đã nói ở trên, cơ thể Bồ nông khá nhẹ so với kích thước, vì vậy chúng có thể nổi ở trên mặt nước. Khả năng kết hợp cách bay lượn hình chữ V và cặp cánh dài giúp loài động vật này di chuyển trong khoảng cách dài tới khu vực có nhiều thức ăn.
Khi di chuyển, Bồ nông thường bay gần bề mặt nước, chúng lợi dụng dòng không khí lưu thông giữa hai cánh và mặt nước để tạo ra lực đẩy mạnh hơn, từ đó tối ưu năng lượng một cách đáng kể.

Tìm hiểu: 10 loài chim lớn nhất thế giới

Chế độ ăn của Bồ nông

Thức ăn của bồ nông chủ yếu là các loài cá, tuy nhiên thi thoảng chúng cũng ăn động vật lưỡng cư, rùa, giáp xác, côn trùng, chim và một số động vật có vú cỡ nhỏ. Con mồi và kích thước của loài động vật này còn phụ thuộc vào vị trí địa lý nơi sinh sống của loài Bồ nông. Bồ nông châu Phi thường bắt cá có kích thước lên tới 400gram, loài bồ nông trắng là 600gram. nhưng ở châu Âu, một số loài được ghi nhận đã bắt con cá có trọng lượng lên tới 1,850 gram…
Khi phát hiện con mồi, bồ nông thường lao từ độ cao 10-20 mét xuống mặt nước, chúng há miệng ra, đưa nạn nhân vào bên trong khoang miệng và mang lên bờ.

Sinh sản của Bồ nông

Mùa sinh sản của Bồ nông thường không cố định hoặc phụ thuộc vào vị trí địa lý nơi chúng sống. Sau khi ghép đôi, thông thường một cặp Bồ nông sẽ đẻ một mùa/năm, lúc này chúng sẽ tách đàn ra ở riêng, thường giao phối tại vị trí làm tổ mới, cùng nhau kiếm ăn. Tới trước ngày đẻ từ 3-10 ngày, con đực sẽ tìm các vật liệu làm tổ cho con cái sinh. Một lứa, mỗi cặp Bồ nông có thể đẻ từ 1-3 trứng, cá thể cái và đực sẽ thay phiên nhau ấp trứng. Thời gian đợi trứng nở là 30-36 ngày.
Con non nở ra với tỉ lệ thành công là 95%, sẽ được hưởng sự chăm sóc của cả bố và mẹ. Các cặp Bồ nông bay đi kiếm thức ăn, sau đó cho con non ăn bằng cách ợ đồ ăn ra và để con non tự ăn. Cứ như vậy cho tới 3-4 năm sau khi sinh, chúng sẽ trưởng thành và tách ra ở riêng.

Đọc thêm: Những sự thật kỳ lạ về loài Gà Tây

Một số thông tin thú vị về Bồ nông có thể bạn chưa biết:

– Bồ nông có thể bay tới độ cao 3000 mét
– Để tìm kiếm thức ăn, hàng ngày Bồ nông di chuyển với quãng đường dài gần 150 km.
– Từ 25 ngày tuổi, các con non sẽ tụ tập lại khoảng 100 cá thể, sống cùng nhau trong khi bố mẹ chúng đi kiếm thức ăn.

Album Ảnh

[smartslider3 slider=100]

Video

Leave a comment