- Tên thường gọi: Cá nóc hòm hay Conffinfish
- Tên khoa học: Chaunacidae endeavouri
- Loài: Cá
- Kích thước: Cơ thể hình cầu bao quanh bởi các gai nhọn dài tối đa 22 cm
- Phân bố: Phía tây nam Thái Bình Dương, bờ biển phía đông Australia
Được biết đến với tên gọi là Conffinfish hay cá nóc hòm, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi loài sinh vật có hình dạng cơ thể kỳ lạ này có thể sinh trưởng và phát triển tốt dưới đáy đại dương.
Các nhà khoa học cho rằng loài sinh vật sống ở vùng biển sâu này (đôi khi còn được gọi là cóc biển), có khả năng “đi dạo” dưới đáy biển sâu nhờ sự hỗ trợ của những chiếc vây đặc biệt. Nhưng một nghiên cứu mới được thực hiện gần đây tiết lộ thêm rằng, loài cá kỳ lạ này còn có một buồng mang lớn giúp cơ thể phình to dưới nước và cho phép chúng lưu trữ được nhiều oxy hơn và giữ hơi thở của mình lâu hơn.
Đặc điểm kỳ lạ ở Conffinfish được cho là cách tiết kiệm năng lượng trong điều kiện môi trường khan hiếm thức ăn.
“Thật lạ lùng – đó là một đặc điểm khác biệt mà không có bất kỳ loài cá nào có thể làm được”, Stacy Farina nói, một giáo sư sinh học tại Đại học Howard.
Nghiên cứu về sự thích nghi của các loài sinh vật dưới biển sâu giúp các nhà khoa học có thêm nhiều kiến thức về sự tiến hóa của chúng cũng như cách chúng thích nghi với các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Có hơn 20 loài cá được biết đến với biệt danh anglerfish được tìm thấy ở độ sâu lên tới 8.200 feet (khoảng 2.5 km) trên khắp thế giới.
“Chúng có những đặc điểm giúp thích nghi hoàn toàn và phù hợp để trở thành một loài động vật dưới đáy biển thực thụ. Nhưng hầu như chúng chưa bao giờ bơi – có thể bởi quá lười biếng.” Theo người đồng tác giả Nick Long, người thực hiện nghiên cứu với tư cách là một sinh viên Đại học tại Dickinson College ở Pennsylvania.
Farian và Long đã tiến hành nghiên cứu các video quay lại hành vi của Conffinfish được lưu trữ tại Bảo tàng Động vật học tại Đại học Harvard, nơi Farina làm việc với tư cách nghiên cứu sinh. Không chỉ vậy họ còn xem lại những đoạn phim về cá nóc hòm được ghi lại bởi tàu bay không người lái Okeanos Explorer của Cơ quan Khí quyển và Đại dương.
Kết quả của cuộc nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Fish Biology viết rằng, cóc biển có khoang mang lớn có thể làm tăng thể tích cơ thể lên đến 30 phần trăm. Nếu xét về con người thì điều này tương đương với việc kích cỡ phổi của bạn phải tăng lên gấp hai lần, Farina nói.
Tìm hiểu thêm: Cá Nóc – loài sở hữu nọc độc mạnh thứ hai thế giới
Nhóm nghiên cứu đã cực kỳ bị thu hút bởi khả năng giữ hơi thở cực lâu của Conffinfish, điều được ghi lại hoàn toàn trong video. Đặc điểm thường chỉ xuất hiện ở những loài động vật hô hấp bằng phổi, mặc dù cá da trơn thi thoảng cũng nhịn thở trong điều kiện thiếu oxy, cô nói.
Các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng liệu việc thổi phồng cơ thể như vậy có phải là cách giúp Conffinfish bảo toàn được năng lượng cũng như nỗ lực giữ lại hơi thở cuối cùng của mình.
Mặc dù Conffinfish ăn bất cứ thứ gì có thể vừa miệng của chúng từ cá, bạch tuộc cho đến giun biển, nhưng không phải lúc nào nguồn thức ăn cũng có sẵn như vậy.
Mối quan tâm duy nhất của John Carus, giáo sư cao cấp tại Đại học Tulane, người không tham gia vào cuộc nghiên cứu, là việc Conffinfish xuất hiện trong các cảnh quay đã nín thở vì chúng thực sự khó chịu bởi ánh sáng rực rỡ phát ra từ tàu bay không người lái. Ông cho rằng cần phải quan sát nhiều hơn nữa để xác định rằng, việc phồng to cơ thể chỉ là một hoạt động bình thường diễn ra khi Conffinfish hô hấp.
Ngoài việc tiết kiệm năng lượng, việc thổi phồng cơ thể có thể được coi là một hành động tự vệ chính đáng của Conffinfish chống lại kẻ săn mồi, theo Hsuan – Ching Ho, phó giáo sư tại Viện sinh học biển tại Đại học Quốc gia Dong Hwa, Đài Loan, người đã mô tả ba loài cá nóc hòm vào năm 2016.
Tuy nhiên, nhận định đó của Ching Ho chưa hoàn toàn thuyết phục. Bởi ở điều kiện bình thường, Conffinfish thường nuốt vào bụng một lượng nước lớn để duy trì hình dáng phồng to của cơ thể. Nhưng điều này lại không thể duy trì nếu Conffinfish bị vắt cắn, đồng nghĩa với việc nước biển sẽ bị rò rỉ ra bên ngoài nếu Conffinfish bị tấn công.
Tuy nhiên, Caruso nói rằng, cơ chế tự vệ cũng là một giả thuyết hợp lý của người Viking.