Tờ The Guardian và “Equipment of St. Petersburg” đã ra một bài báo về sự việc tại Na Uy tháng 4/2019, một ngư dân địa phương đã phát hiện một con cá voi trắng đang tiếp cận thuyền đánh cá và kéo dây thừng, trên người chúng có đeo một loại dây nịt kèm chiếc máy ảnh.

Các chuyên gia hàng hải cho rằng đây là một phần trong những chương trình huấn luyện quân sự đặc biệt của Quân đội Nga nhằm huấn luyện cho các loài động vật thực hiện các nhiệm vụ quan trọng.

Năm 2017, Truyền hình nhà nước Nga đưa tin rằng nước này đang thử nghiệm việc huấn luyện cá voi trắng, cá heo mũi chai và một số loài hải cẩu để bảo vệ lối vào các căn cứ hải quân, hỗ trợ thợ lặn và có thể xử lý những người lạ xâm nhập vào lãnh thổ của họ. Ngay sau đó cá voi trắng đã bị loại khỏi chương trình huấn luyện này do việc bơi trong vùng khí hậu lạnh trong một thời gian dài khiến chúng không thể giữ được trạng thái sức khoẻ tốt nhất.

Năm 2014, Crimea sáp nhập vào Nga, họ đã tiếp quản một đơn vị quân đội Ukraine trong đó có những chú cá heo mũi chai (Tursiops truncatus). Họ cho biết những chú cá heo “đặc nhiệm” này được huấn luyện để tìm kiếm và thực hiện các nhiệm vụ mà người nhái, các thiết bị không thể tiếp cận được.

Sử dụng động vật cho các mục đích quân sự không bị hạn chế ở Nga hay bất kể nước nào trên thế giới, thậm chí Hải quân Hoa Kỳ đã có một chương trình tương tự như vậy từ những năm 1960. Khả năng những con vật này thực hiện nhiệm vụ ở những vùng nước sâu hoặc điều kiện không thuận lợi thì chưa được kiểm chứng nhưng đây là những điều mà quân đội các nước đang hướng tới. Hải quân Hoa Kỳ còn ra sức huấn luyện các loài động vật có vú khác như sư tử biển California để tìm và xác định những thiết bị đã thất lạc trong quá trình đi biển, các vật thể trôi nổi trong nước, mỏ neo… ngoài ra cũng đánh dấu người nhái trong khu vực này.

Không có gì là không thể

Paul Nachtigall, lãnh đạo của chương trình nghiên cứu động vật biển ở Đại học Hawaii cho biết:” Cá heo mũi chai làm tốt hơn bất kỳ thiết bị điện tử tiên tiến nào từng được phát minh. Như trong việc phát hiện ra các mỏ neo dưới mặt nước, chúng đã thực hiện với thời gian tương đối ngắn trong khi những máy móc hiện đại thì không thể“.

Cá heo có hiệu quả đặc biệt oviws khu vực gần bờ, những sự cố lướt sóng của người dân, tai nạn giao thông đường thuỷ… chúng sẽ làm việc bất kể môi trường bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn.

Kỹ thuật sóng Sonar (Lan truyền âm thanh dưới nước) của Cá heo là một đỉnh cao của tạo hoá. Chúng sẽ phát ra một loạt âm thanh với tần số khác nhau tới các vật thể xung quanh. Từ đó những anh bạn này sẽ thu tiếng vang trở lại và bắt đầu mường tượng ra về môi trường đó. Các thí nghiệm của Nachtigall được tiến hành vào những năm 1990 cho thấy một con cá heo mũi chai có tên BJ đã chứng minh cho các nhà khoa học thấy chúng có thể phân biệt các vật thể có chất liệu khác nhau như thép không gỉ, đồng thau, nhôm (những vật thể này được chôn dưới bùn và chỉ dài khoảng 10 cm). Các nhà khoa học vẫn không thể lý giải cho hiện tượng này nhưng chủ đề này không thể lọt khỏi tầm mắt của những chuyên gia quân sự trong những năm gần đây.

Công cụ hay những người “đồng đội”

Sư tử biển California thì không có khả năng siêu âm như Cá heo nhưng chúng sở hữu thị lực tuyệt đỉnh. Sư tử biển được dùng nhiều trong các nhiệm vụ tìm kiếm, xác định thiết bị đã thất lạc.” – Nachtigall nói. Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên có các bài tập dùng những vật liệu có hình dáng giống mìn làm công cụ huấn luyện Sư tử biển. Vịnh San Diego, California năm 2011, một cựu sĩ quan SEAL của Hải quân Hoa Kỳ đã cố gắng lặn vào một cảng nhỏ nơi có triển khai “đội quân” cá heo và sư tử biển. Tất cả những cuộc xâm nhập này đều không thể qua khỏi sự kiểm soát của chúng. Thậm chí Sư tử biển còn gắn một chiếc kẹp vào chân thợ lặn sau đó nỗ lực hạ gục kẻ xâm nhập này.
Vậy ý kiến của bạn như thế nào về vấn đề này? Hãy cho chúng tớ biết nhé!
Cảm ơn mọi người!

Leave a comment