Nhiều loài động vật thể hiện những cảm xúc giống như con người. Điều này đặc biệt phổ biến trong xã hội động vật có sự phân cấp. Rõ nét nhất là các loài linh trưởng, ví dụ như ở loài khỉ đột, một con cái sẽ mời gọi con đầu đàn giao phối khi thấy những con cái khác giao phối với con đầu đàn đó. Ở một số loài khỉ thì những con khỉ có ít thức ăn sẽ tìm cách chôm chỉa đồ ăn của những con khác.
Ai nuôi mèo cũng thấy rằng chúng sẽ cố gắng chiếm lấy sự chú ý của chủ nhân. Tôi nuôi một chú mèo, khi nó thấy tôi ngắm một con mèo khác thì nó sẽ chạy ngay sang và tấn công con mèo đó. Động vật có những phản xạ giống con người về mặt tâm lý để bảo vệ mối quan hệ của nó và chống lại những gì có khả năng gây tổn hại đến các mối quan hệ ấy. Sự ghen tuông đã được phát hiện trong các nghiên cứu về loài voi và trong sự tương tác giữa những con chim.
Đây là một nghiên cứu đã được thực hiện với loài chó:
36 chú cún đã được thử nghiệm riêng biệt và quay video trong nhà của mình trong khi người chủ lờ chúng đi và thực hiện hành vi tương tác với ba vật thể khác nhau.
Thí nghiệm 1: Chủ của các chú chó được yêu cầu chơi với một con chó nhồi bông ý như thật. Con chó nhồi bông sủa, kêu ư ử và vẫy đuôi.
Thí nghiệm 2: Chủ các chú chó được yêu cầu tương tác với một đồ vật mới đó là một chiếc đèn lồng là một quả bí ngô như lúc họ chơi với một con chó.
Thí nghiệm “kiểm soát” thứ 3: Họ được yêu cầu đọc to một cuốn truyện thiếu nhi.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con chó thể hiện hành vi ghen tuông nhiều hơn đáng kể ở thí nghiệm số 1 so với 2 thí nghiệm số 2 và 3. Chúng chộp lấy, chen vào giữa chủ và con chó bông, đẩy con chó nhồi bông ra và chạm vào người chủ.
Dấu hiệu chung của sự ghen tuông là tìm kiếm sự chú ý, thường được thể hiện qua việc chia rẽ chủ nhân chúng và đối thủ.
Những chú chó có coi con chó nhồi bông kia là thật không? Các hành vi hung hăng nhằm vào con chó nhồi bông của một số chú chó có vẻ cho thấy chúng đã coi những con chó nhồi bông là thật. “86% số chó đánh hơi vùng hậu môn của con chó đồ chơi trong giai đoạn thử nghiệm hoặc sau giai đoạn thử nghiệm, một hành vi có vẻ như là bắt buộc với chúng.”
Harris và Prouvost nói rằng việc sử dụng một con chó giả đã giúp họ tối đa hóa việc kiểm soát thí nghiệm không đi quá giới hạn.
Họ kết luận: “Những phát hiện hiện tại hỗ trợ cho quan điểm mới nổi rằng có một hình thức ghen tị cơ bản ở động vật”
Họ đoán rằng có thể sự ghen tị phát triển ở động vật bắt nguồn từ một mối quan hệ liên quan đến sự sống còn. (và do đó, chúng cảm thấy không an toàn và mối quan hệ sống cồn ấy có thể bị đe doạ bởi các đối thủ).
Một khả năng khác là sự ghen tị đã phát triển trong các loài có nhiều con non cần tranh giành nguồn tài nguyên của cha mẹ như thức ăn, sự chú ý, chăm sóc và tình cảm.
Vậy nhiều loài động vật chắc chắn sẽ thể hiện sự ghen tị như con người. Khi nói về sự ghét bỏ, chỉ cần nhìn vào mắt của bất cứ con hổ nào trong vườn thú – một ánh mắt thể hiện sự ghét bỏ thuần tuý. Tham lam thì khá khó để xác định được, mặc dù một số sinh vật có hành vi dự trữ thức ăn, hành vi như vậy là sự tuân thú các quy tắc sống còn cụ thể của loài đó.