Tên thường gọi: Kỳ giông Mexico
Tên khoa học: Ambystoma mexicanum
Lớp:Động vật lưỡng cư
Chế độ ăn:Động vật ăn thịt
Cân nặng:khoảng từ 0.6 đến 2.3 kg
Kích thước:khoảng 0.23 mét

Nơi sống

Kỳ giông Mexico là loài lưỡng cư chuyên sinh sống dưới nước. Chúng chỉ có mặt duy nhất ở quần thể hồ Xochimilco – một mạng lưới gồm kênh nhân tạo, hồ nhỏ và vùng đất ngập nước tạm thời.

Đặc điểm

  • Kỳ giông Mexico từ lâu đã là loài vật thu hút sự chú ý của các nhà khoa học về khả năng tái sinh các bộ phận cơ thể bị mất, bên cạnh đó chúng cũng có các đặc tính như của hồi còn là ấu trùng trong suốt phần đời của mình. Thay vì trải qua quá trình biến thái, những con kỳ giông này vẫn có phần vây ngoài giống như thuở còn ấu thơ.
  • Trong một số trường hợp hiếm hoi, kỳ giông Mexico mới trải qua giai đoạn biến thái và ngoi lên mặt đất. Nhưng sự thật thì điều đó không quan trọng vì dù có hay không thì quá trình biến thái vẫn không hề ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của loài này. Kỳ giông cái sẽ giao phối với con đực và đẻ trứng ở dưới nước.
  • Khi bị đột biến, các cá thể kỳ giông Mexico sẽ có những màu sắc khác nhau. Bình thường, khi sinh sống trong tự nhiên, loài này mang màu nâu, đen với những đốm vàng. Chúng còn có 3 biến thể màu sắc khác bao gồm:
    – Thân hình màu hồng nhạt cùng đôi mắt vàng (mắc hiện tượng bạch thể)
    – Thân hình màu xám và đôi mắt đen
    – Cả cơ thể (bao gồm mắt) có màu đen tuyền.
  • Hai bên đầu của kỳ giông Mexico mọc ra những cái mang có màu sắc rực rỡ. Chúng sử dụng mang để hô hấp. Khi bị cảm thấy nguy hiểm hay bị đe dọa, mang của chúng cũng dựng đứng lên như để thể hiện sự tức giận
  • Thức ăn của loài này là các loài động vật thân mềm, giáp xác, giun, ấu trùng, và một số loại cá
  • Kỳ giông Mexico có thể bị nhầm lẫn vì có hình dáng ở giai đoạn ấu trùng giống như của “người anh emkỳ giông hổ (có tên khoa học là “Ambystoma tigrinum”). Ngoài ra, loài này còn có ngoại hình khá tương đồng với kỳ nhông bùn nữa

Hành vi của kỳ giông Mexico

  • Kỳ giông Mexico là một trong những loài lưỡng thể quý hiếm nhất trên thế giới, tuy vậy chúng lại có cuộc sống thường ngày khá “nhàm chán” và không thường xuyên hoạt động. Loài này thích giấu mình sau những lùm cây, các hòn đá to và sinh sống ở sâu rất cao so với mực nước.
  • Nếu như kỳ giông đực và cái đang tán tỉnh nhau, chúng sẽ cùng “nhảy” xung quanh hồ cá.

Sự suy giảm về số lượng loài

Khi thành phố Mexico trở nên phát triển hơn thì khu phức hợp hồ nơi chúng sống lại thu hẹp đi kéo theo sự ô nhiễm của một số khu vực xung quanh, điều đó đã khiến cho số lượng loài này bị suy giảm phần nào. Ngoài ra, nhiều loại cá chép và cá rô phi còn sinh sản mạnh, vì vậy lúc này, kỳ giông Mexico phải cạnh tranh với các cá thể khác để kiếm được nguồn thức ăn nuôi sống bản thân. Những loài cá này cũng ăn cả trứng của kỳ giông khiến loài này giảm khá nhiều. Trong một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 209 đã cho thấy rằng số lượng kỳ giông Mexico ở quần thể hồ Xochimilco chỉ có gần 1.200 con.

Khả năng kháng ung thư đáng kinh ngạc

Bên cạnh khả năng tái sinh các bộ phận cơ thể thì các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng kỳ giông Mexico còn có khả năng chống ung thư cao gấp 1.000 lần so với bất kỳ động vật nào khác. Các sinh vật này hiện đang được nghiên cứu rộng rãi trong y học với hy vọng có thể tìm thấy một bước đột phá mới trong cuộc chiến chống ung thư ở người.

Hình Ảnh

[smartslider3 slider=174]

Video

https://www.facebook.com/TheGioiDongVat.Co/videos/197468487590851/

Leave a comment