Now Loading

Khám phá chứng bạch tạng xuất hiện trên động vật

Bạch tạng ở động vật là một căn bệnh bẩm sinh, quá trình tổng hợp sắc tố melanin giảm đột ngột khiến sắc tố trắng phát triển mạnh làm lông, da động vật chuyển sang màu trắng bất thường, một số loài có mắt màu đỏ. Các khuyếm khuyết mang tính di truyền này không ảnh hưởng quá nhiều tới các cá thể khác của loài mà còn tạo ra những điểm đặc biệt, gây thú vị. Thegioidongvat.Co hân hạnh cùng bạn tìm hiểu 10 loài động vật bạch tạng có thật trong tự nhiên.

10. Hươu cao cổ

Sở hữu nhiều kỷ lục như loài động vật trên cạn cao nhất thế giới, động vật thuộc bộ guốc chẵn lớn nhất thế giới... Nhưng bạn có tin không? một chú huơu cao khoảng 6 mét, nặng 2 tấn cũng có thể mắc chứng bạch tạng lắm chứ.

9. Cá sấu

Năm 2012, các nhà khoa học ở Ấn Độ cùng ban quản lý Vườn quốc gia Bhitarkanika vô cùng thích thú khi phát hiện trong cá thể cá sấu tại đây xuất hiện một con cá sấu bạch tạng.

8. Sóc

Nếu muốn tới thăm loài sóc bạch tạng, bạn có thể tới khu vườn tại Scotland, chủ nhân khuôn viên này nhận nuôi các cá thể sóc. Lý do đặc biệt được đưa ra là vì muốn giữ màu trắng tinh khiết của khu vườn mỗi khi mùa đông tới.

7. Nhím

Chú nhím tại Anh, có tên Snowball mang trong mình chứng bạch tạng được đưa tới bệnh viện trong tình trạng thừa cân. Cân nặng của Snowball là 1,5 kg gấp 3 lần cá thể nhím bình thường do được ăn quá nhiều thức ăn sẵn cho chó.

6. Sư tử

Năm 2012, Sở thú Yalta ở Ucraina đã nhận nuôi 5 cá thể sư tử bạch tạng, trong đó 3 cá thể sư tử đã được giải cứu từ tay thợ săn từ châu Phi và hai cá thể còn lại từ một sở thú gần đó.

5. Công

Công hay khổng tước, được tìm thấy năm 1766 thuộc họ chim Trĩ, sở hữu lông đuôi rất dài, màu sắc sặc sỡ. Tuy nhiên loài công tới từ Ấn Độ lại mang một màu trắng duy nhất.

4. Lạc đà

Lạc đà rất khiếm khi bị bạch tạng nhưng một cá thể lạc đà được tìm thấy tại New South Wales, Australia. Theo thống kê của các nhà khoa học hiện tại chỉ có 4 cá thể lạc đà bạch tạng trên thế giới.

3. Hổ

Khác với các loài động vật khác, do đặc điểm sinh học khiến hổ bạch tạng vẫn tồn tại sọc đen trên lông. Hiện nay, số lượng hổ đang giảm sút cực mạnh, chỉ còn lại khoảng 5% so với đầu thế kỷ 20 bởi nạn săn bắt, buôn bán...

2. Rùa

Một chú rùa trắng xanh tên Minty được sinh ra tại Townsville, Australia. Màu sắc đặc biệt này khiến Minty có thể là mục tiêu của nhiều loài săn mồi tự nhiên nên đã được đưa tới trung tâm bảo vệ động vật Reef, Australia. Mặc dù vậy, 1 năm sau chú rùa bạch tạng hiếm gặp này cũng đã tử vong.

1.Khỉ đột

Snowflake là tên cá thể khỉ đột bạch tạng được sinh ra và nuôi dưỡng tại công viên Barcelona, Tây Ban Nha. Sự có mặt của Snowflake đã thu hút hàng ngàn người tới đây để tận mắt ngắm nhìn, tham quan. Tuy nhiên giống như Minty, Snowflake đã tử vong do mắc bệnh ung thư da.
Tags:

Tác giả chuyên nghiệp
Tôi là một tác giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và viết về động vật. Với niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên, tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu sâu về đời sống hoang dã, tập tính sinh học, và vai trò của các loài trong hệ sinh thái. Tôi sẽ mang đến cho độc giả kiến thức chân thực nhất về Thế giới động vật hoang dã muôn loài.
View all posts