Now Loading

Fossa - loài động vật ăn thịt lớn nhất ở Madagascar

Fossa là loài thú ăn thịt, nằm trong Họ Eupleridae bao gồm các loài động vật đặc biệt sinh sống tại nước Cộng Hòa Madagascar. Fossa trông giống các loài động vật Họ Mèo nhưng có thân hình nhỏ, săn chắc hơn cùng chiếc đuôi dài bằng chiều dài cơ thể không lẫn vào đâu được. Phần mõm của chúng được tiến hóa theo đầu khiến chúng trở nên ngắn và rộng hơn. Bên ngoài Fossa được bao phủ bởi một lớn lông màu nâu đỏ, ngắn và rậm, ép sát vào người. Sống trong môi trường rừng rậm, vì vậy Fossa thường xuyên phải leo trèo, chiếc đuôi dài có nhiệm vụ cân bằng cơ thể khi leo trèo, mắt cá chân kết hợp với các móng vuốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho chúng khi bám lấy thân cây, di chuyển qua cây khác.
Tên thường gọi: Fossa Tên khoa học: Cryptoprocta ferox Loại: Động vật có vú Chế độ ăn: Động vật ăn thịt Tuổi thọ: 15 năm trở lên Kích thước:từ 60-75 cm; đuôi từ 55-70cm Trọng lượng:7-12 kg Tình trạng trong Sách Đỏ: Sắp nguy cấp

Hành vi của Fossa

Fossa thuộc Họ Cầy vì vật chúng không chia thời gian hoạt động như các loài Họ Mèo, tuy vậy qua các đánh giá của nhà động vật học, Fossa hoạt động nhiều nhất là khi bình minh và hoàng hôn. Chúng di chuyển trong một phạm vi lớn và thường không quay trở về điểm cũ để ngủ. Phạm vi hoạt động của loài thú ăn thịt này phụ thuộc vào chuỗi thức ăn được cung cấp và nguồn nước, đạt mật độ 4km2/1 cá thể. Lối sống đơn độc của Fossa giúp chúng hoạt động dễ dàng hơn trong rừng mưa phía đông, rừng gai phía Nam Madagascar. Fossa dùng các mùi hương, tiếng kêu và hành động để giao tiếp với nhau.

Thức ăn của Fossa

Fossa chuyên săn những loài động vật cỡ nhỏ và vừa, Chúng thường tìm các loài rắn, loài thú nhỏ, gặm nhấm, thằn lằn, các loài chim và một số loài linh trưởng. Một số cá thể Fossa sống tại vùng núi cao có thể ăn cả một số loài côn trùng hay cua. Ngoài ra, do có khả năng leo trèo nên Fossa sẽ di chuyển trên các thân cây, lựa khoảnh khắc quan trọng, bất thình lình nhảy tới tấn công con mồi. Cùng với nguồn thức ăn phong phú, đa dạng Fossa gần như có thể sống ở bất kì địa điểm nào trong Madagascar, chúng dần trở thành kẻ đứng đầu chuỗi thức ăn trong khu vực.

Sinh sản của Fossa

Giống như nhiều loài động vật ăn thịt khác, thời điểm giao phối của Fossa sống ở môi trường tự nhiên thường rơi vào những tháng gần cuối năm 9,10,11. Trong khi đó điều kiện nuôi nhốt chúng sẽ giao phối vào mùa xuân - hạ (tháng 3 tới tháng 7). Lúc này khoảng 10 cá thể đực sẽ xuất hiện ở gần khu vực con cái và thể hiện bản thân, Fossa cái sẽ có quyền chọn lựa ra người xứng đáng. Cả hai sẽ cùng giao phối trong ba giờ và lặp lại nhiều lần trong nửa ngày. Thời gian mang thai của Fossa cái là khoảng 3 tháng, sau đó con non sẽ được sinh ra vào tháng 1 kế tiếp. Con non sinh ra chưa mở mắt và phải đợi hai tuần, Fossa con sẽ sônsg cùng mẹ trong những tháng đầu tiên và tách khỏi cá thể mẹ sau 1 năm 6 tháng.

Một số thông tin thú vị về Fossa có thể bạn không biết:

- Thay thế các loài Sư tử, Báo, Hổ… Fossa là loài động vật ăn thịt lớn nhất và uy lực nhất của Quốc đảo Madagascar - Fossa sống đơn dộc nhưng năm 2009, các các nhà động vật học đã theo chân 3 cá thể đi săn mồi, chúng cùng săn một cá thể linh trưởng (Propithecus verreauxi) trong gần 1 giờ đồng hồ sau đó chia sẻ cho nhau. - Fossa thường chọn vị trí giao phối trên cây, các cây to, khỏe, đủ rộng để kích thích quá trình giao phối và tuyệt đối phải cách mặt đất 20 mét.

Album ảnh

[smartslider3 slider=105]

Tác giả chuyên nghiệp
Tôi là một tác giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và viết về động vật. Với niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên, tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu sâu về đời sống hoang dã, tập tính sinh học, và vai trò của các loài trong hệ sinh thái. Tôi sẽ mang đến cho độc giả kiến thức chân thực nhất về Thế giới động vật hoang dã muôn loài.
View all posts