Top 50 sự thật thú vị về hổ Siberia (hổ Amur)
1. Hổ Siberia là có kích thước lớn nhất trong tất cả các loài hổ
2. Cân nặng của một cá thể hổ Amur đực có thể đạt ngưỡng hơn 300 kg
3. “Hổ Ussuri”, “Hổ Siberia” – là những tên gọi khác của hổ Amur
4. Hổ Amur là phân loài duy nhất thuộc loài hổ có khả năng sinh tồn trong môi trường băng tuyết lạnh giá
5. Tất cả các loài hổ nói chung (bao gồm cả hổ Siberia) chỉ sống độc nhất ở châu Á
6. Ở Nga, hổ Amur sống ở Viễn Đông trong đó có vùng Primorsky và Khabarovsk (thuộc Siberia).
7. Hổ con có thể trèo cây khi đạt 24 tháng tuổi
8. Hổ Siberia chỉ gầm lên vào mùa giao phối.
9. Khi một con hổ đang đi săn mồi hoặc tức giận, nó sẽ tạo ra những tiếng gầm gừ như để cảnh báo đối phương
10. Hổ kêu rừ rừ khi chúng hạnh phúc.
11. Hổ Amur rụng lông 2 lần một năm - vào tháng Ba và tháng Chín.
12. Mỗi cá thể hổ đều có những chiếc sọc đen riêng biệt giống như dấu vân tay của con người vậy
13. Hổ Amur có bộ lông dày, dài, mềm mượt, và sáng màu hơn của những phân loài hổ khác.
14. Những con hổ trưởng thành đều có lãnh thổ sống của riêng mình và có thể chiến đấu ác liệt để bảo vệ nơi ở của chúng
15. Lãnh thổ của một con hổ đực có thể lên đến 100 km vuông, và đôi khi lên tới 500 km vuông.
16. Trái ngược với đó, lãnh thổ của hổ cái lại nhỏ hơn nhiều - chỉ khoảng 20 km vuông.
17. Hổ đực cho phép con cái sống cùng trên lãnh thổ của mình.
18. Thông thường, có 2-4 con hổ cái trên lãnh thổ của hổ đực.
19. Giống đực và giống cái có thể chia sẻ con mồi mà chúng bắt được với nhau.
20. Thức ăn chủ yếu của hổ Siberia ăn là hươu, hươu đốm, lợn rừng, hoẵng châu Âu và hươu xạ.
21. Ngoài ra, con mồi của chúng còn có các động vật như nai sừng xám, gà lôi, thỏ và thậm chí cả cá.
22. Trong những trường hợp hiếm hoi, hổ Amur có thể bắt cả gia súc và vật nuôi bao gồm chó, mèo.
23. Hổ Siberia còn có thể tấn công gấu nâu.
24. Hổ Amur là nhóm động vật ăn nhiều chất béo nhất.
25. Sau khi bị bỏ đói quá lâu, hổ đực có thể ăn từ 30 tới 50 kg thịt.
26. Loài này chỉ đi săn một mình chứ không theo bầy đàn.
27. Hổ chủ yếu đi săn vào buổi sáng, hoặc khi trời tối.
28. Hổ Amur có 2 phương pháp săn mồi đó là rình mò (thường là vào mùa đông) và nấp vào một nơi nào đó đợi con mồi xuất hiện (vào mùa hè)
29. Hổ có thể đạt tốc độ lên đến 60 km/giờ, kể cả khi chạy trên tuyết.
30. Chiều dài răng nanh của hổ Siberia có thể lên đến 8 cm.
31. Hổ Amur có thể nhảy cao lên tới 5 mét và nhảy xa với khoảng cách 10 mét.
32. Săn mồi không phải là hành vi từ khi sinh ra đã có, hổ Siberia được học điều này từ mẹ của mình.
33. Hổ Amur trưởng thành vẫn có thể chạy trong khi ngậm chặt con mồi 100 kg trong miệng.
34. Chúng là loài hổ hiếm nhất trong tự nhiên.
35. Theo ước tính, số lượng hổ Siberia dao động từ 450 đến 550 thể.
36. Con người chính là sự đe dọa lớn nhất đối với số lượng của loài này, họ phá hủy môi trường sống trong tự nhiên và giết hổ Amur để lấy lông cũng như làm cao hổ trong y học Trung Quốc
37. Ở nước Nga, người ta sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như giết hoặc bán loài hổ này
38. Bắt đầu vào năm 2000, hàng năm, ở Nga lại tổ chức Ngày quốc tế về bảo tồn hổ vào 29/7
39. Hổ là loài theo chủ nghĩa đa thê, tức là một cá thể hổ đực có thể giao phối với nhiều con cái khác nhau .
40. Mùa giao phối của hổ Siberia chỉ kéo dài hai hoặc ba ngày.
41. Hổ mẹ thường đẻ con từ 2 đến 3 năm một lần.
42. Hổ Amur cái đẻ từ 2 tới 4 con non mỗi lứa
43. Khi mới sinh ra, hổ con sẽ bị mù và không có một chút sức lực nào
44. Hổ cái là giống chăm sóc và truyền lại mọi cách từ tự vệ cho tới săn mồi cho con
45. Khi đạt 1,5 tuổi, hổ sẽ sẵn sàng rời khỏi vòng tay mẹ chúng và sống độc lập, tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp con non sống với mẹ cho tới lúc 5 tuổi
46. Hổ có thể sống đến 26 năm, trong tình trạng nuôi nhốt là 20 năm và trong tự nhiên thường là từ 10 đến 15 năm.
47. Hổ Amur sống rất kín tiếng. Những người thợ săn không chuyên nghiệp rất hiếm khi bắt gặp được loài vật này trong tự nhiên. Còn đối với một người chuyên nghiệp thì gặp được Amur quả là một điều cực kỳ may mắn mới có được
48. Bạn có thể tận mắt nhìn thấy một con hổ Amur trong vườn thú ở Moscow - Nga
49. Một chú bạch hổ mang trên mình dòng dõi Amur có tên “Tony” là tổ tiên chung của hầu hết tất cả các cá thể hổ trắng trong vườn bách thú ở Bắc Mỹ.
50. Những con hổ trắng được lai tạo có thể chết vì đói bởi lẽ chúng không thể tiếp cận được con mồi một cách lặng lẽ