Ếch Titicaca (Telmatobius culeus) là loài ếch cỡ lớn đang được xếp hạng Cực kỳ nguy cấp trong sách Đỏ. Chúng hoàn toàn sống dưới nước và không bao giờ ngoi lên mặt nước để thở. Chúng chỉ sống ở vùng nước ở hồ Titicaca, nơi những con sông của vùng cao nguyên Andean, Nam Mỹ chảy vào. Ở Nam Mỹ này, đặc biệt là Peru có một loại đồ uống mà người ta gọi là “Nước ép ếch“. Đó là một chế phẩm truyền thống của người dân bản địa, làm từ những con ếch sống, trộn với các thành phần như rễ cây Maca và mật ong. Loại thuốc bổ này được bán chủ yếu với công dụng kích thích tình dục, nó còn được cho là có thể chữa bệnh hen suyễn và loãng xương (mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tính hiệu quả).

Và thế đấy, loài ếch hồ Titicaca được chọn làm nguyên liệu chủ yếu và khai thác tới mức Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế phải đặt nó trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ tuyệt chủng cao. Rosa Elena Zegarra Adrianzén, một nhà sinh vật học thuộc Cơ quan bảo vệ rừng và động vật hoang dã của Peru, ước tính rằng chỉ còn khoảng 50,000 con ếch còn sống. Tuy nhiên, bảo tồn được Ếch Titicaca không phải việc đơn giản bởi chúng sống ở dưới đáy hồ. Ếch Titicaca dường như khá chật vật để sinh tồn bởi năm 2016, người dân cùng các nhà nghiên cứu đã phát hiện gần 10,000 cá thể đã chết trong vùng nước gần bở sông chảy vào hồ, lý do là rác thải và ô nhiêm (ống tiêm, găng tay cao su, tã lót...).

Ếch Titicaca giống như một miếng bọt biển, bất cứ thứ gì rơi xuống nước sẽ được chúng hấp thụ trực tiếp vào cơ thể, đặc biệt là trong mùa mưa từ tháng 1 tới tháng 3. Mưa xuống, nước sông dâng lên có thể sẽ rửa trôi các chất thải chăn nuôi, chai lọ, túi nhựa và các rác thải khác vào hồ. Mức độ ô nhiễm tăng lên sẽ làm thay đổi tính axit của nước trong hồ, giết chết các loài thực vật Oxy hoá nước, gây hại cho Ếch Titicaca vì chúng hấp thụ Oxy qua các nếp gấp trên da.

Phát động những cuộc giải cứu

Một tập thể gồm 20 người phụ nữ, một số người từng săn trộm loài ếch này để làm đồ thủ công mỹ nghệ như dệt kim, hoa tai… Họ trưng bày các sản phẩm thủ công được lấy cảm hứng từ Ếch Titicaca tiếp xúc với các du khách tới hồ và tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh hồ trong đó có loài ếch đặc biệt kia.

Nelidaedom Apaza, trưởng nhóm cho biết, những nỗ lực của chính quyền cùng các nhà sinh vật học đã thôi thúc mọi người quay trở lại với nghề thủ công. Tuy chúng không mang lại nhiều tiền nhưng nếu Ếch Titicaca tuyệt chủng thì sẽ chẳng còn du khách nào tới khu vực hồ để tham quan nữa. Các sản phẩm như mũ có giá $8, con rối ngón tay 30 xu tuy không lớn bằng việc săn trộm nhưng sẽ là nguồn thu đảm bảo hơn so với việc lặn hồ và bắt ếch.

Chúng ta đang đẩy Ếch Titicaca tới bờ vực tuyệt chủng

Lucas Dourojeanni, giám đốc truyền thông của Cơ quan bảo vệ rừng và động vật hoang dã của Peru, cho biết không thể có chuyện có 50,000 cá thể Ếch Titicaca đang sống ở lòng hồ. Con số hiện nay đã giảm đi rất nhiều. Gần đây, 4,000 con ếch đã bị tịch thu trên những chiếc xe bus di chuyển từ miền nam Peru lên Lima. Những tháng cuối năm 2018, đã có hàng trăm cá thể khác đã lập biên bản tạm giữ khi đang được rao bán tại các chợ xung quanh.

Elias cho biết, chính quyền địa phương ở Bolivia và Peru đã tiến hành nhiều cuộc họp để đề xuất biện pháp bảo vệ nguồn nước và khu vực hồ. Năm 2016, cả hai bên đã cùng kí một thoả thuận trị giá $500 triệu để làm sạch hồ (Trong đó có kinh phí để xây dựng 10 công trình xử lý nước ở Peru). Trong năm 2019 này, chính phủ Peru sẽ đề xuất đưa hình ảnh của ếch lên tiền để nâng cao nhận thức của người dân. James Garcia, một chuyên gia sinh vật nói rằng điều quan trọng là phải giáo dục những người trước kia luôn tìm và bắt Ếch Titicaca, thay đổi nhận thức của họ để biến con ếch trở thành niềm tự hào của người dân Peru.

Đọc thêm: Ếch Báo Phương Bắc – kẻ ăn thịt đồng loại

Leave a comment