Tên thường gọi: Hổ Bengal Tên khoa học: Panthera tigris tigris Lớp: Động vật có vú Chế độ ăn: Động vật ăn thịt Kích thước trung bình: Đầu tới thân từ 1,5-1,8 mét. chiều dài đuôi từ 0,6-1 mét Trọng lượng trung bình: từ 108-225 kg Tuổi thọ trung bình: từ 8 đến 10 năm Tình trạng trong Sách Đỏ: Nguy cấp (Trong tương lai gần có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao) Số lượng hiện tại: Đang giảm nhanh
Quần thể Hổ
Có 8 phân loài hổ nhưng tới nay chỉ còn lại 5 loài, do 3 loài đã bị tuyệt chủng trong thế kỷ 20. Trong vòng 100 năm qua. việc săn bắt, phá hoại rừng đã làm giảm số lượng hổ từ hàng trăm ngàn xuống còn 2,500 ngàn cá thể. Những con hổ bị săn lùng gắt gao, bởi hầu hết mọi bộ phận của chúng đều được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau đặc biệt trong y học cổ truyền Trung Quốc. Số lượng 5 phân loài còn lại đều đứng trước nguy cơ lớn bị tuyệt chủng trong tương lai gần. Hổ Bengal là một trong số đó, chúng sống ở Ấn Độ nên đôi khi còn có tên là Hổ Ấn Độ. Loài hổ phổ biến nhất và có khoảng một nửa số cá thể sống ở môi trường hoang dã, nửa còn lại sống trong môi trường nuôi nhốt. Từ xa xưa tới nay, Hổ Bengal là một phần quan trọng trong cuộc sống và đời sống tâm linh truyền thống ở Ấn Độ.Khám phá: chứng bạch tạng xuất hiện trên động vật
Cách săn mồi và duy trì nòi giống
Hổ thường sống và kiếm ăn đơn lẻ, chúng thường đánh dấu vị trí lãnh thổ bằng thất thải. Chúng có tập tính đi săn vào ban đêm, di chuyển quãng đường dài để tìm trâu, nai, lợn rừng và các loài động vật có vú cỡ lớn khác. Kỹ năng săn mồi của hổ cũng thuộc hàng tuyệt đỉnh khi chúng thường rình nạn nhân, sau đó lặng lẽ tới gần, nhanh nhẹn giáng đòn chí mạng để hạ gục con mồi và ung dung hưởng thụ thành quả. Một cá thể Hổ có thể nạp một lượng thức ăn tối đa khoảng 30 kg mỗi lần đi săn. Mặc dù là loài động vật ăn thịt hung dữ nhưng hầu hết các loài hổ đều tránh con người, tuy nhiên chúng sẽ vô cùng nguy hiểm khi bị kích động hoặc bỏ đói lâu ngày. Quá trình sinh sản của hổ cái cũng rất đặc biệt, trước-trong và sau khi sinh đều cso hổ đực bên cạnh, một lứa hổ cái có thể sinh từ 2-6 con non. Hổ con sinh ra không thể tự đi săn cho tới khi được 18 tháng tuổi, và ở cùng hổ mẹ trong suốt 2-3 năm đầu.Những thông tin thú vị về Hổ Bengal có thể bạn chưa biết:
- Hổ Bengal từng nổi tiếng vì đi săn các loài động vật lớn như voi châu Á, tê giác non - Khác với nhiều loài hổ khác trên thế giới, Hổ Bengal có khả năng leo trèo và bơi lội cực tốt - Hổ Bengal trắng là những cá thể bị biến đổi gen, thường có màu trắng như tuyết, móng chân, mũi màu hồng, mắt xanh da trời.Tìm hiểu: 25 sự thật thú vị về các loài động vật có thể bạn chưa biết
Album ảnh
[smartslider3 slider=11]