Tên thường gọi: Lửng mật (lửng mật ong)
Tên khoa học: Mellivora capensis
Lớp: Động vật có vú
Chế độ ăn:Động vật ăn tạp
Kích thước: Chiều dài dao động từ 55 đến 77 cm
Chiều cao khoảng từ 23 đến 28 cm
Trọng lượng trung bình Con đực là từ 9 đến 16 kg
Con cái là từ 5 đến 10 kg
Tuổi thọ: 24 năm (trong điều kiện nuôi nhốt) và 7 năm (trong điều kiện tự nhiên)
Phân bố: châu Phi, Tây Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ
Tình trạng bảo tồn: Ít bị đe dọa

Lửng mật là một loài động vật có vú thuộc họ Chồn, là loài duy nhất trong phân họ Mellivorinae và thuộc chi duy nhất là Mellivora. Lửng mật được Schreber mô tả vào năm 1776. Chúng là loài bản địa của châu Phi, Tây Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ. Không giống như các loài lửng khác, lửng mật có đặc điểm giải phẫu mang nhiều sự tương đồng với loài chồn.

Một số thông tin về loài lửng mật

Thông tin mô tả

Lửng mật có thân hình khá dài, thường dao động từ 55 đến 77 cm, với một bộ lông dày trải rộng khắp lưng. Vùng da quanh cổ thường dày 6mm. Đầu nhỏ và phẳng, mõm ngắn. Lửng mật có đôi chân ngắn và cứng cáp, với năm ngón chân trên mỗi bàn chân. Mỗi ngón chân được trang bị móng vuốt sắc khỏe, ngắn ở chân sau và khá dài ở chi trước.
Lửng mật trưởng thành có chiều cao khoảng từ 23 đến 28 cm, con cái thường nhỏ hơn con đực. Ở châu Phi, con đực nặng từ 9 đến 16 kg trong khi con cái chỉ nặng trung bình từ 5 đến 10 kg.

Phạm vi và môi trường sống

Lửng mật có thể được tìm thấy trên hầu hết các khu vực của châu Phi như hoang mạc Sahara, Ả Rập Saudi, Iran và Tây Á. Chúng có thể thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau, từ những khu rừng mưa ấm áp cho đến những ngọn núi khoa ráo, thoáng mát. Khu vực sinh sống của chúng có thể kéo dài đến khoảng 193 dặm vuông (tương đương 500 km2).

Tập tính

Hầu hết các con lửng mật hoạt động suốt cả ngày, mặc dù gần các khu định cư của con người nhưng chúng lại thích hoạt động trong bóng tối. Chúng thường sống một mình nhưng lửng mật có thể săn mồi theo cặp trong mùa sinh sản diễn ra vào tháng Năm. Mùa giao phối của chúng có thể kéo dài quanh năm nhưng chỉ mang thai và sinh con một lần duy nhất.
Lửng mật rất giỏi trong việc biến những kẽ đá và những thân cây rỗng thành nơi trú ẩn của mình. Lửng mật thường sống một mình trong các lỗ tự đào. Chúng là những thợ đào đất lành nghề và có thể đào đường hầm vào lòng đất cứng trong vòng 10 phút. Những cái hang này chỉ có một lối đi và một buồng làm tổ thường chỉ dài từ 1 đến 3 m. Mặc dù có thể tự đào tổ cho riêng mình nhưng đôi khi chúng còn làm ổ trong những khu nhà bỏ hoang của các loài động vật khác như nhím và cầy vàng magut.

Các mối đe dọa

Cũng như các loài ria mép khác có kích thước tương đối lớn như chó sói, lửng mật thực sự nổi tiếng về sức mạnh, sự hung dữ và độ dẻo dai. Chúng tấn công rất dã man và không sợ hãi bất kỳ loài động vật nào khi bị đe dọa, thậm chí còn đẩy lùi những kẻ săn mồi lớn hơn rất nhiều như sư tử và trâu.
Không chỉ vậy, chúng cũng sẽ tấn công cả con người khi gặp nguy hiểm thực sự.
Rất hiếm khi thấy được các vết ong đốt, vết cắn của động vật hay lông nhím xâm nhập vào da của chúng. Lửng mật trong các trận chiến đấu hầu như không biết mệt mỏi và có thể làm hao mòn sức lực của những loài động vật lớn hơn nhiều trong các cuộc đối đầu. Trong những trường hợp hiếm hoi, một số con sư tử thực sự đủ kiên trì mới có thể biến lửng mật trở thành con mồi của mình. Báo đốm đôi khi cũng được nhắc đến như kẻ săn mồi của lửng mật, nhưng các trường hợp săn mồi thành công thậm chí còn hiếm hơn.

Chế độ ăn

Lửng mật là loài động vật ăn tạp, cái tên của chúng bắt nguồn từ việc thích ăn mật ong và ấu trùng ong mật. Không chỉ vậy, lửng mật còn ăn cả côn trùng, động vật lưỡng cư, bò sát, chimđộng vật có vú; cũng như các loại rễ, củ, quả mọng và trái cây.
Mặc dù dành hầu hết thời gian của mình để đi tìm kiếm thức ăn, nhưng lửng mật thường rất vui sướng khi ăn trộm thức ăn của những loài động vật ăn thịt khác hoặc ăn xác của những động vật lớn khi có cơ hội. Hàm răng dài, sắc nhọn cộng với thân hình chắc nịch cho phép chúng dễ dàng cắn xé thịt khỏi xương.

Có thể bạn chưa biết

– Trong một tuyến ở cuối đuôi, lửng mật lưu trữ một chất lỏng cực kỳ hôi thối giống như một con chồn hôi thực sự
– Lửng mật đực thường lớn hơn ít nhất một phần ba so với con cái
– Bị nhiễm độc có thể đẩy lửng mật đến nguy cơ bị tuyệt chủng ở nhiều khu vực
– Lập kỷ lục Guinness trong danh mục “Loài vật đáng sợ nhất thế giới”
– Là loài vật không chỉ có sức mạnh và còn thực sự thông minh
Những con vật hung dữ, không biết sợ hãi và hiếu chiến không phải lúc nào cũng thông minh nhất, nhưng lửng mật lại phá vỡ quan điểm này. Chúng thông minh đến mức biết sử dụng các công cụ trong các cuộc tranh đấu

Hình ảnh

[smartslider3 slider=212]

Leave a comment