Tên thường gọi: Lười
Tên khoa học: Folivora
Lớp:Động vật có vú
Chế độ ăn:Động vật ăn thực vật
Kích thước:khoảng từ 0.6 tới 0.8 mét
Cân nặng:từ 3.6 tới 7.7 kg

Giới thiệu về lười

Nếu lười là một người bình thường, có lẽ chúng sẽ chẳng bao giờ phải đi học vì tật trễ giờ của mình. Loài động vật sống trên cây này ngủ tối đa 20 giờ mỗi ngày! Và ngay cả khi tỉnh giấc, lười hầu như không di chuyển đi chút nào. Thực tế thì, chúng cực kỳ chậm chạp và lười biếng đến nỗi mọc rêu trên thân người luôn. Tiếp tục khám phá loài động vật thú vị này cùng Thegioidongvat.Co nhé!

Đặc điểm

Lười sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới ở vùng Trung và Nam Mỹ. Cánh tay dài, xù xì những sợi lông của chúng khiến cho thoạt nhìn, loài này trông như những con khỉ. Chúng có chiều dài khoảng từ 0.6 tới 0.8 mét và cân nặng từ 3.6 tới 7.7 kg tùy theo từng loài

Lười có thể phân biệt được các màu sắc nhưng lại có thị lực và thính giác khá kém. Do vậy, chúng phải tìm kiếm thức ăn dựa vào xúc giác và khứu giác. Loài này cũng có tỉ lệ trao đổi chất rất thấp (ít hơn một nửa so với các động vật có vú khác). Lười là động vật biến nhiệt, tức là, thân nhiệt của chúng có thể thay đổi tùy theo môi trường sống, thường là từ 25 tới 35 độ C, nhưng cũng có thể giảm xuống 20 độ C.

Lười được chia làm hai loài chính, một loài có hai móng vuốt trên chân trước và một loài thì có ba. Chúng có ngoại hình khá giống nhau với cái đầu tròn, đôi mắt lờ đờ buồn ngủ, cái tai nhỏ xíu và phần đuôi mập mạp. Kích thước của giống lười có hai ngón chân to hơn. Phần lớn thời gian của loài này được dành để treo ngược thân mình lên trên những cành cây. Còn giống lười ba ngón thì lại thích ngồi thẳng người trên các nhánh cây. Màu sắc trên khuôn mặt của lười ba ngón khiến loài này lúc nào cũng trông như đang mỉm cười. Chúng cũng có thêm hai đốt sống cổ để có thể xoay đầu nhìn tới 270 độ

Hành vi của lười

Một số nhà khoa học nghĩ rằng tập tính chậm chạp của lười giúp chúng ít bị chú ý hơn bởi những kẻ săn mồi như diều hâu và mèo. Ngoài công dụng cung cấp dưỡng chất cho lông thì phần rêu mọc trên người của loài này cũng là một lớp “áo” ngụy trang cực kỳ tốt giữa những tán cây xanh rậm rạp. Lười rất hiếm khi di chuyển. Khoảng một lần mỗi tuần, chúng đi xuống dưới mặt đất và làm sạch thân mình bằng cách từ từ dùng móng vuốt kéo những bụi bẩn ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp bị bắt bởi những con thú săn mồi, loài này sẽ nhanh chóng chuyển từ kẻ chậm chạp thành một “võ sĩ nhà nghề” chính hiệu, chúng cắn và sử dụng móng vuốt của mình chém liên tục vào người đối thủ sau đó hét lên thật to.

Lười sử dụng cánh tay dài của mình để lội nước, vượt sông và bơi qua các đảo. Chúng cũng có thể giảm sự trao đổi chất và làm chậm nhịp tim của mình xuống mức bình thường tới ba lần để dễ dàng lặn dưới nước trong vòng 40 phút

Sinh sản

Giống lười hai ngón chỉ đẻ một con mỗi lứa, sáu tháng đầu, con non vẫn có ba ngón chân, mãi đến 12 tháng sau thì chúng mới xuất hiện với hai ngón chân. Lười cái thường mang thai một cá thể mỗi năm, nhưng đôi lúc, do tốc độ di chuyển chậm chạp của mình nên dù đã hơn 1 năm trôi qua, chúng vẫn chưa thể tìm được bạn tình. Giống đực và cái không có sự khác biệt quá rõ ràng về ngoại hình nên nhiều sở thú từng nhầm lẫn trong việc tạo giống cho loài này.
Tuổi thọ trung bình của lười hai ngón trong tự nhiên là 20 năm, và có thể lên tới 30 năm khi được nuôi nhốt

Hình Ảnh

[smartslider3 slider=175]

Video

Leave a comment