Một nghiên cứu mới đây cho thấy hơn 1,000 loài lưỡng cư được khoa học biết đến rất khó có khả năng đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nhưng lại có tới 4,200 loài khác được xác định đang nằm trong tình trạng nguy hiểm.

Vào tháng 3, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science cho thấy 501 loài ếch và kỳ nhông đã và đang bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng bởi một loài nấm có tên là chytrid (một loài nấm hoại sinh, sống dưới dạng ký sinh).

Sau đó, thứ Ba ngày 30/4/2019, Uỷ ban về đa dạng sinh học thuộc Liên hợp Quốc cho biết các tác động của con người đang đe doạ sự sống của khoảng hơn 1 triệu loài, trong đó có 40% là các loài lưỡng cư (ước tính khoảng 3,200 loài).

Tiếp đến là công bố trên tạp chí Current Biology, đã sử dụng phân tích thống kê để dự đoán rằng 1,100 các loài lưỡng cư trực thuộc Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN cần được đưa vào danh sách bảo vệ.

Những điều chúng ta cần quan tâm là gì?

Jonathan Kolby, nhà thám hiểm địa lý quốc gia đồng thời là chủ tịch nhóm chuyên gia lưỡng cư của IUCN cho biết, ông không hề ngạc nhiên với những con số ở trên. Thậm chí, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sách đỏ các loài bị đe doạ của IUCN phân loại động vật ở các cấp khác nhau từ cao xuống thấp như Tuyệt chủng, Tuyệt chủng trong tự nhiên, Cực kỳ nguy cấp, Nguy cấp, Sắp nguy cấp, Sắp bị đe dọa, Ít quan tâm, Thiếu dữ liệu, Không được đánh giá.

Có nhiều yếu tố để tác động tới việc xếp hạng vào danh sách nhưng tựu chung lại đó là cơ sở dữ liệu của chúng ta đang quá yếu và mỏng. Thậm chí, có một số loài có xu hướng bị xếp hạng sai chỉ đơn giản là chúng ta có rất ít thông tin về chúng bởi việc phân bố và sinh sống của các loài động vật là hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó, chỉ một số ít các loài được truyền thông đều đặn, điều này dẫn tới việc chúng ta có quá nhiều lỗ hổng kiến thức về những loài khác.

Vì vậy, những loài thiếu dữ liệu và thông tin để cung cấp cho người dân lại càng không nhận được nhiều sự quan tâm, từ đó thiếu những công tác bảo tồn cần thiết.

Bảo tồn các loài lưỡng cư theo cách “điền vào chỗ trống”

Một phát hiện quan trọng khác đó là ở một số địa điểm nhất định trên Trái đất như Trung Phi và Đông Nam Á là những nơi rất khó thực hiện công tác bảo tồn. Bởi phần lớn những quốc gia trong khu vực này là những nước đang phát triển, chính phủ còn đang tập trung xây dựng kinh tế mà ít để ý tới môi trường. Tại đây, các nhà khoa học cần họp chung lại để tạo ra các kế hoạch bảo tồn mới nhắm vào mục tiêu là những loài lưỡng cư đang ít được quan tâm tới. Những loài này thường không nhận được sự chú ý của mọi người nếu không được truyền thông một cách rộng rãi. “Động vật lưỡng cư là một trong số những loài động vật đang bị đe doạ trực tiếp trên hành tinh tuy nhiên chúng ta vẫn có lý do để đặt hy vọng.” Jodi Rowley, nhà sinh vật học lưỡng cư tại Bảo tàng Úc và Thám hiểm địa lý quốc gia cho biết. Chúng ta đang sống ở một thời điểm quan trọng của lịch sử nhân loại. Các quốc gia không chỉ quan tâm tới việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho con người mà hãy tập trung cả vào vấn đề môi trường. Bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sẽ không bao giờ là quá muộn để thực hiện.

Leave a comment