Theo một nghiên cứu, không gian xanh trong các thành phố có thể làm giảm tác động của ánh sáng nhân tạo lên loài dơi.
Kể từ khi phát minh ra bóng đèn cách đây 150 năm, ánh sáng nhân tạo đã thay đổi bộ mặt cho nhà cửa, đường phố… nhưng chúng không hề vô hại hoàn toàn như chúng ta tưởng tượng. Tìm hiểu về các loại ô nhiễm ánh sáng, tác động của chúng tới sức khoẻ con người cũng đã và đang là một trong nhiều đề tài nghiên cứu đang phát triển rất mạnh trên toàn thế giới.

Để tôn vinh ngày Dơi quốc tế 17/4 hàng năm. Chúng tớ quyết định làm một bài về những con dơi sống ở các đô thị xoay sở thế nào khi sống bên cạnh con người. Như đã nói ở trên, việc sử dụng ánh sáng để trang hoàng nhà cửa, đường phố khiến môi trường bên ngoài hữu ý bị ô nhiễm ánh sáng, điều này có thể tác động tiêu cực tới nhiều loài động vật sống về đêm. Ví dụ như làm chúng mất phương hướnng và cản trở quá trình sinh sản.

Tuy nhiên, điều này không thể ngăn cản việc dơi rời bỏ vùng rừng núi, tới thành phố làm tổ. Ví dụ tại Berlin, Đức có 18 trên tổng số 25 loài dơi có xuất phát điểm là sống trong môi trường rừng núi (chiếm 20%). Ông Tanja M.Straka, một nhà nghiên cứu động vật hoang dã cho biết, cây cung cấp rất nhiều lợi ích cho dơi bao gồm nơi trú ẩn, làm tổ và cơ hội tìm kiếm thức ăn tốt hơn.

Một công bố gần đây được ông nghiên cứu cho thấy cây xanh còn giúp giảm tác động của ánh đèn đường tới dơi. Mối quan hệ này khá phức tạp nhưng nhìn chung, cây che phủ và làm giảm bớt tác động cũng như giảm cơ hội ngủ đông đối với sinh vật sống về đêm này. Để nghiên cứu, Staka và các đồng nghiệp đã ghi lại hoạt động của 5 loài dơi và nhóm loài bay qua 22 không gian xanh ở thành phố Berlin mùa hè năm 2017.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát cách dơi phản ứng với đèn đường loại có ánh sáng cực tím (UV) và đi-ốt phát quang (đèn led). Những chiếc đèn này được đặt ở một khu vực có hàng lớp lớp cây che phủ còn một vùng thì không có cây nào.

Đọc thêm: 10 sự thật về Loài Dơi mà không phải ai cũng biết

Thí nghiệm đã biết được tổng hoạt động của dơi tịa vùng có ánh sáng bị che khuất bởi cây luôn cao hơn so với khu vực còn lại. Những loài dơi khác nhau đã phản ứng với hai loại ánh sáng khác nhau liên quan tới độ che phủ của cây. Ví dụ, loài Dơi muỗi Pipistrelle và Pipistrelle Nathusius đã tăng tần suất hoạt động của chúng quanh khu vực đèn tia cực tím (đặc biệt là khi có cây xanh xung quanh). Điều này không có gì quá ngạc nhiên bởi ánh sáng từ tia cực tím luôn thu hút côn trùng lui tới.

Tất cả những con dơi đều ít hoạt động ở khu vực nguồn sáng LED bởi chúng có ít côn trùng xuất hiện hơn. Tuy vậy, khi có cây xanh thì dơi cũng hoạt động nhiều hơn hẳn. Như vậy những con dơi bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những nguồn sáng nhân tạo sẽ không chịu được và rời bỏ khu vực này, vì vậy tỷ lệ sinh sản của khu vực đó sẽ bị ảnh hưởng.

Tại sao chúng ta cần loài dơi ở các khu đô thị?

Đối với việc kiểm soát dịch bệnh thì dơi là một trong những loài đi đầu giúp bảo vệ con người. Dơi nói chung hay dơi muỗi đô thị sẽ kiềm chế loài muỗi sinh sản tại những ao tù, nước đọng. (Loài dơi nâu Mỹ có thể ăn 1,000 con muỗi mỗi giờ). Không chỉ vậy dơi còn thụ phấn cho cây, phân tán hạt tới khắp khu vườn xuing quanh đó. Chúng cũng là những nhân tố có khả năng sinh học tốt so với nhiều loài động vật khác trong cùng khu vực phát triển. Còn nếu các bạn chưa thấy những thông tin trên là đủ thì đơn giản hơn, loài Dơi mũi dài của Mexico là yếu tố then chốt trong quá trình thụ phấn để làm ra loại rượu Tequila trứ danh đấy. Vì vậy, còn chần chừ gì nữa mà không trồng ngay cây trong môi trường sống của chúng ta đi nào.. ^^

Tìm hiểu thêm: 6 loài động vật sở hữu đôi tai lớn nhất thế giới

Leave a comment