Tên thường gọi: Rắn hổ mang chúa Tên khoa học: Ophiophagus hannah Lớp: Động vật bò sát Chế độ ăn: Động vật ăn thịt Tuổi thọ trung bình: 20 năm Kích thước trung bình: khoảng 3,8 mét Trọng lượng: Tối đa khoảng 9-10 kg Tình trạng trong sách đỏ: Sắp nguy cấp (Vulnerable) Số lượng loài: Không rõ
Đặc tính đe dọa của Rắn hổ mang chúa
Hành vi dựng đứng lên và bành hai bên mang ra mỗi khi gặp nguy hiểm cũng là đặc trưng loài. Lúc này rắn hổ mang chúa sẽ nâng một phần ba cơ thể lên khỏi mặt đất (khoảng 1,5 mét), bành mang và kèm tiếng "rít" để cảnh báo kẻ thù. Sau đó chúng sẽ tiến về phía trước, đối mặt trực tiếp với đối thủ, âm thanh bắt đầu to hơn kèm theo cặp răng nanh lộ dần ra. Rắn hổ mang chúa sẽ mổ về phía kẻ thù, thực hiện nhiều cú tấn công khác nhau trong một khoảnh khắc, hàm răng sẽ banh rộng ra, ghim chặt vào người đối thủ và tiêm nọc độc vào cơ thể nạn nhân.Tìm hiểu thêm về: Titanoboa – Loài Trăn Cổ Đại Khổng Lồ
Nọc độc của rắn hổ mang chúa
Nọc độc của rắn hổ mang chúa không mang độc tính mạnh nhất trong số các loài rắn độc nhưng lượng chất độc chúng có thể tiêm vào nạn nhân đủ để giết chết 20 người trưởng thành, hay là một con voi to lớn với chỉ một cú cắn. Thành phần độc tố trong rắn hổ mang thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh), khi bị cắn nạn nhân sẽ nhanh chóng lâm vào tình trạng buồn ngủ, đau nhức toàn thân, mắt mờ đi và chóng mặt. Với các trường hợp nặng hơn, nạn nhân có thể hôn mê ngay lập tức sau đó tử vong vì suy hô hấp. May mắn là chúng luôn tìm cách trườn đi, tránh đối đầu trực tiếp với kẻ thù, đặc biệt là con người.Thức ăn và bảo tồn Rắn hổ mang chúa
Rắn hổ mang chúa sống chủ yếu ở rừng mưa, vùng đồng bằng Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Đông nam Á. Bởi nơi đây là nhà của các loài gặm nhấm, thằn lằn, trứng và các động vật có vú nhỏ khác. Mặc dù là loài rắn được tôn sùng trong tín ngưỡng văn hóa và đời sống của nhiều nước trên thế giới nhưng số lượng của chúng đang suy giảm cực lớn và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần. Con người săn bắn rắn hổ mang chúa để lấy da làm đồ trang trí, thịt cho ngành thực phẩm, trong khi đó mật và nọc độc sử dụng trong ngành Y học. Ngoài ra các hoạt động khai thác rừng trái phép, mở rộng đất xây nhà cũng khiến môi trường của chúng bị thu hẹp nghiêm trọng.Có thể bạn cần: Tìm hiểu 3 sự thật thú vị về Rắn Đuôi Chuông
Một số thông tin thú vị về rắn hổ mang chúa có thể bạn chưa biết:
- Rắn hổ mang chúa là một trong những loài rắn trên thế giới chăm lo cho gia đình thông qua việc xây tổ cho trứng, sau đó canh chừng cho tới khi con non nở ra. - Số lượng người bị rắn hổ mang cắn chủ yếu làm nghề thôi miên rắn - Khi rắn con mới chui ra khỏi trứng, chúng cũng sở hữu nọc độc có độc tố như của các cá thể rắn trưởng thành khác.Album Ảnh
[smartslider3 slider=25]