Rắn mũi lá được tìm thấy bởi mục sư người Pháp Pierre Joseph Bonnaterre, (nhà động vật học ở bảo tàng Paris) và những người cộng sự của ông. Đó là nơi nhiều loài động vật từ Madagascar được gửi đến, trong đó có một con rắn mũi lá Madagascar. Bonnaterre mô tả con rắn vào năm 1790 cùng với hơn 200 loài khác. Nhưng ngay cả trong thời gian đó, ông nghĩ sự kỳ lạ của loài bò sát này xuất phát từ chính nơi sinh sống của nó, quốc đảo Madagascar…Cùng Thegioidongvat.Co tìm hiều những điều hấp dẫn nhất về loài động vật này nhé!
Tên thường gọi: Rắn mũi lá
Tên khoa học: Langaha madagascariensis
Loài: Động vật bò sát
Chế độ ăn:Động vật ăn thịt
Cách sống:Sống đơn độc/ riêng lẻ
Kích thước:Có thể dài tới 1,2 mét
Phân bố:Chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới ở phía bắc của Madagascar đến khu rừng khô ở phía tây nam Madagascar
Đặc điểm của Rắn mũi lá Madagascar
Rắn mũi lá có một cái mũi trông giống một chiếc lá tua và có thể uốn cong. Đây cũng là những đặc điểm quan trọng nhất của loài rắn lá Madagascar, một trong những loài động vật kỳ lạ của một đảo quốc trên Ấn Độ Dương. Cho đến nay, mục đích của việc biến đổi hình dáng mũi kỳ lạ này vẫn chưa chắc chắn. Hình dáng và màu sắc có sự khác nhau giữa con đực và con cái. Trong khi rắn đực có phần lưng màu nâu đỏ và vùng bụng vàng nhạt với phần miệng dài thon thì rắn cái có màu xám đốm với một cái mõm hình lá, dẹt.
Rắn mũi lá Malagasy (tên gọi cũ của quốc đảo Madagascar) có sự biến đổi cơ thể hoàn hảo để có thể thích nghi với môi trường sống trên cây và trong bụi rậm: thân hình mảnh mai, dài tới 1,2 mét và hầu như không có bất kỳ mô nào khác ngoài cơ bắp.
Thức ăn của Rắn mũi lá Madagascar
Vào ban ngày, rắn mũi lá nghỉ ngơi trên các cành cây – thân hình mảnh mai của nó dễ khiến bạn nhầm lẫn với một cành cây. Chúng chỉ hoạt động khi hoàng hôn buông xuống. Lúc này rắn đi tìm kiếm thức ăn là ếch, những loài bò sát nhỏ hoặc đôi khi là chim. Nếu con mồi chỉ cách rắn ta vài bước chân, chúng sẽ tấn công nhanh như chớp. Những con rắn lá Malagasy mặc dù không gây nguy hiểm cho con người nhưng chúng có răng chứa nọc độc ở phần sau của hàm trên. Nọc độc của rắn chỉ gây sưng và đau tương tự như vết chích của một con ong ở người, miễn là con người không bị dự ứng với chất độc đó. Đó là lí do tại sao những con vật này gần như vô hại đối với những khách du lịch đến nơi đây, đặc biệt là chúng khá bình tĩnh và hầu như không tỏ ra hung hăng. Tuy nhiên, chất độc của rắn lại là vũ khí giết người đối với những con mồi nhỏ như tắc kè hay những con thằn lằn Madagascar. Những con vật đó hoàn toàn có thể trở thành thức ăn trong dạ dày của rắn.
Sinh sản của Rắn mũi lá Madagascar
Vào đầu mùa mưa, rắn đực sẽ đi tìm rắn cái để giao phối. Con cái thường đẻ từ 5 đến 10 quả trứng mỗi ổ, mỗi con có thể đẻ được vài ổ sau mỗi mùa mưa. Những quả trứng mềm, thon dài, được dính lại với nhau và nằm sâu vào trong các tán lá. Từ đó trở đi, rắn cái không còn quan tâm đến trứng của nó nữa. Sau khoảng hai tháng, những con rắn mũi lá Malagasy non sẽ ra đời trong bóng tối của màn đêm. Trong khi trứng nở, phần mũi sẽ tự động hình thành và được hoàn thiện trong 36 giờ tiếp theo. Các nhà khoa học cho rằng, loài rắn này có thể sử dụng phần răng của chúng để dễ dàng làm bể trứng và chui ra ngoài.
Những con rắn con chỉ nặng khoảng hai gram sau khi nở, nhưng chúng có thể tự tìm kiếm thức ăn và tự bảo vệ mình khỏi những con rắn lớn hơn hoặc những kẻ săn mồi bằng cách nghỉ ngơi trên những cành cây. Tuy nhiên, khi còn nhỏ, rắn mũi lá cho thấy những hành vi lạ lùng khi chúng nghỉ ngơi: chúng tự treo ngược xuống như một cái cột nhỏ chìa ra từ cành cây, và giống như rất nhiều loài thực vật đặc hữu của Madagascar. Mục đích của hành động này vẫn chưa được các nhà sinh vật học tìm ra cũng tương tự như phần mũi lá kỳ quái của chúng.