Tê giác đen thuộc Bộ Guốc Lẻ (móng lẻ), mặc dù cái tên mang màu đen nhưng thực tế, màu da của Tê giác phụ thuộc nhiều vào nơi sống và thói quen ngâm mình dưới nước để tránh cái nóng. Tê giác đen được chia ra làm 4 loài riêng biệt phân bố đều ở châu Phi, từ Nam Phi có loài Tê giác đen Tây Nam, phía bắc Tazania có Tê giác đen Đông Phi và Tê giác đen Trung Nam, đáng tiếc loài Tê giác đen Tây phi đã tuyệt chủng năm 2011.

Tên thường gọi: Tê giác đen
Tên khoa học: Diceros bicornis
Lớp:Động vật có vú
Chế độ ăn: Động vật ăn cỏ
Kích thước trung bình: Chiều cao tới vai khoảng 1,3 – 1,8 mét
Trọng lượng: 800 – 1400 kg
Tình trạng trong sách đỏ: Sắp nguy cấp (Vulnerable) – Cực kỳ nguy cấp (Critically Endangered – Nguy cơ tuyệt chủng rất cao)
Số lượng loài: Khoảng 2000-3000 cá thể

Sinh sản và hành vi của Tê giác đen

Ngoại trừ Tê giác đen non và Tê giác đen cái, loài này chỉ sống đơn độc. Các con cái sau khi sinh được 2 năm rưỡi tới 5 năm sẽ cần thời gian chăm sóc con cái và nghỉ ngơi trong khoảng 3 năm.

Loài Tê giác đen thường kiếm ăn vào ban đêm, trong ánh nắng sớm của bình minh hoặc tia sáng le lói lúc hoàng hôn. Bởi dưới ánh nắng mặt trời của Châu Phi, việc duy nhất của Tê giác đen đó là nằm dưới bóng râm hoặc đằm mình tại các vũng nước. Thói quen tắm bùn của Tê giác cũng giúp chúng đắp lên mình một lớp bùn dưỡng da, tránh khỏi sức nóng mặt trời và một số bệnh ngoài da khác.

Do sở hữu lớp da dày, tê giác còn là nhà của nhiều loài động vật ký sinh cũng như “chim Diệc bạch” – loài chim nổi tiếng luôn sống bên cạnh và ăn những động vật ký sinh trên da tê giác.

Tê giác đen là loài có thính giác nhạy bén, chúng thể hiện qua việc mặc dù sống đơn lẻ nhưng các cá thể tê giác sẽ tìm thấy nhau thông qua mùi hương đặc trưng của mỗi con khi chúng di chuyển ngang qua địa bàn của nhau.

Thức ăn của Tê giác đen chủ yếu là chồi non, cây bụi có gai, hoa quả và lá cây.

Tìm hiểu: 9 Loài Động Vật Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng

Sừng tê giác trước nguy cơ không còn tồn tại trên Trái Đất

Tê giác đen trưởng thành nổi bật với hai chiếc sừng, chúng có thể phát triển khoảng 8 cm mỗi năm và có thể phát triển dài tới hơn 1 mét. Con đực sử dụng sừng để chiến đấu với mối nguy hiểm cho bản thân, trong khi con cái dùng nó để bảo vệ con non trước linh cẩu và sư tử.
Sừng tê giác cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm kinh khủng của tê giác trong thế kỷ 20. Tại các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong và Singapore những chiếc sừng được tôn sùng và coi như vị thuốc quý “chữa bách bệnh“. Trong khi đó ở châu Phi và Trung Đông thì sừng tê giác đen coi như một đồ vật trang trí, hoặc làm dao găm (thể hiện sự giàu có, thịnh vượng).

Chính vì việc thương mại hóa sừng tê giác, các tay săn trộm đã nhẫn tâm giết tê giác để cưa lấy sừng, cùng với đó là phá rừng, thu hẹp môi trường sống khiến số lượng tê giác đã giảm quá 80% so với thế kỷ 19.

Một số thông tin thêm về Tê giác đen có thể bạn chưa biết:

– Tê giác đen thường xuyên tấn công các đoàn tàu khi lăn bánh qua địa bàn của chúng.
– Da và bàn chân của Tê giác đen rất dày, vì vậy chúng có thể dễ dàng di chuyển vào các bụi có gai để tìm kiếm thức ăn
– Khoảng thời gian mang thai của tê giác cái khá dài (khoảng 15-16 tháng) sau đó sẽ hạ sinh tê giác con nặng khoảng 40 kg

Khám phá: 10 loài động vật có thời gian mang thai dài nhất

Album Ảnh

[smartslider3 slider=27]

Leave a comment