Khỉ Vòi/ Khỉ mũi dài là loài động vật thuộc bộ Linh trưởng, Họ Cercopithecidae bề ngoài dễ nhận ra bởi chiếc mũi dài hơn bình thường, sinh sống ở đảo Borneo, các hòn đảo khác thuộc khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó bộ lông màu nâu vàng, cam nhạt, cấu tạo dạ dày khác biệt được chia thành nhiều ngăn thức ăn khác nhau khiến bụng khỉ Vòi rất to.

Khỉ Vòi đực thu hút con cái bằng những chiếc mũi lõm của chúng. Các nhà khoa học cho rằng những cơ quan khổng lồ của khỉ vọt đã khiến cho tiếng gọi nhau của loài này vang xa hơn, nhờ đó chúng có thể gây ấn tượng với khỉ cái và dọa nạt “tình địch” của chúng

Tên thường gọi: Khỉ Vòi
Tên khoa học: Nasalis larvatus
Loại:Động vật có vú
Chế độ ăn:Động vật ăn tạp
Kích thước: khoảng 61-71cm
Tình trạng trong Sách Đỏ: Nguy cấp (Endangered)

Hành vi của khỉ Vòi

Khỉ Vòi chỉ sống ở rừng thuộc phía Đông Malaysia, chúng chưa bao giờ đi quá xa khỏi các con sông, đầm lầy và các khu rừng ngập mặn. Loài này thường sống trên cây và chúng chỉ xuống đất khi phải kiếm thức ăn. Một đàn khỉ Vòi gồm một con đực và từ hai cho tới bảy con cái cùng đàn con của chúng. Vào ban đêm, khỉ Vòi thường tập trung lại thành bầy đàn ven sông, hồ để ngủ.

Đọc thêm: Khỉ Đầu Chó – Loài Khỉ Linh Thiên Của Ai Cập Cổ Đại

Khả năng đặc biệt của khỉ Vòi

Trong thế giới của những vận động viên bơi lội cừ khôi thì khỉ Vòi có lẽ là một trong những loài bơi giỏi nhất. Chúng thường nhảy từ trên cành cây xuống và tiếp nước bằng chiếc bụng của mình. Khỉ Vòi có màng ở chân và tay, nhờ đó, chúng có thể bơi nhanh hơn cả những con cá sấu – loài động vật được coi là mối nguy của khỉ Vòi

Kích thước, hình dáng của khỉ Vòi

Nhiều cá thể khỉ Vòi đực có thể nặng những 23kg, trong khi khỉ Vòi cái chỉ có thể nặng bằng một nửa số đó. Khi trưởng thành, bộ lông màu nâu sáng của chúng sẽ chuyển đỏ ở vùng đầu, vai và chuyển xám ở cánh tay, chân và đuôi. Chỉ khỉ Vòi đực mới phát triển mũi

Thức ăn của khỉ Vòi

Thức ăn của khỉ Vòi chủ yếu là lá, hạt cây và những loại hoa quả chưa chín. Thỉnh thoảng chúng còn ăn cả côn trùng nữa. Khoang bụng của loài này rất phức tạp, do đó chúng phải dựa vào một số lượng lớn vi khuẩn để tiêu hóa thức ăn

Tìm hiểu thêm: Khỉ Uakari mặt đỏ và 10+ thông tin cơ bản cần biết

Báo động nguy cơ tuyệt chủng của khỉ Vòi

“Ngôi nhà” của khỉ Vòi hiện đang bị đe dọa. Việc con người san bằng những cánh rừng nhiệt đới để khai thác gỗ, để ở và để trồng cọ dầu đã lấy đi rất nhiều chỗ ở của khỉ Vòi. Số lượng khỉ Vòi sống rải rác ở nhiều nơi cho thấy rằng chúng đã buộc phải đi xa hơn để kiếm ăn. Bên cạnh đó việc săn bắt của dân bản xứ cùng các loài động vật khác (đại bàng, báo gấm, cá sấu và trăn) đã chung tay góp phần khiến cho khỉ Vòi đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Trong vòng 40 năm gần đây, số lượng loài khỉ Vòi đã suy giảm đáng kể (hơn 50% – nguồn Wikipedia). Do đó, chúng hiện đang đựoc bảo tồn khỏi việc săn bắt ở Borneo.

Một số thông tin thú vị về khỉ Vòi có thể bạn không biết:

– Do cấu tạo đặc biệt của dạ dày, khỉ Vòi có khả năng làm cho bụng hóp lại, đẩy thức ăn bên trong theo thực quản ra miệng để nhấm nháp giống các loài động vật nhai lại.
– Bên cạnh loài voọc xám, khỉ đuôi ngắn Tây Tạng thì khỉ Vòi là một trong những loài khỉ có kích thước lớn nhất thế giới
– Thời gian mang thai của một cá thể khỉ Vòi là khoảng 6-7 tháng nhưng chúng hầu như chỉ chuyển dạ sinh con vào buổi đêm hoặc sáng sớm

Album ảnh

[smartslider3 slider=74]

Leave a comment