Chúng ta luôn bị quấn hút bởi loài khủng long – loài vật to lớn từng cai trị thế giới hàng triệu năm, trước khi có sự xuất hiện của con người. Chúng là những sinh vật cực kỳ to lớn và có nhiều hình thù rất khác nhau, nên cũng không dễ dàng để ghi nhớ từng loài khủng long nếu bạn không thực sự yêu thích chúng. Từ lâu, khủng long đã trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, đạo diễn và những người kể chuyện trong hơn một thế kỷ qua. Thế nhưng chúng ta vẫn đang tò mò rằng liệu khủng long thực sự trông như thế nào, có màu sắc gì và sống ra sao? Tất cả những thắc mắc ấy sẽ được giải đáp trong 25 sự thật phi thường mà bạn không biết về loài khủng long dưới đây. Cùng Thegioidongvat.Co tìm hiểu nhé!

25. Khủng long sống trong suốt thời kỳ lịch sử của Trái Đất gọi là kỷ nguyên Đại trung sinh (thời trung cổ). Chúng sống trong ba giai đoạn của thời kỳ này (khoảng từ 230 triệu đến 65 triệu năm trước) bao gồm : kỷ Triat, kỷ Jura (vâng, đó cũng là thời kỳ mà đạo diễn Spielberg làm nên những bộ phim bất hủ về loài khủng long ) và kỷ Phấn trắng

24. Nói về Công viên kỷ Jura, Spielberg rất muốn làm một bộ phim miêu tả chính xác nhất về loài khủng long nên ông đã thuê các nhà cổ sinh vật học làm chuyên gia tư vấn trong suốt quá trình quay phim. Nhà nghiên cứu cổ sinh vật học nổi tiếng Jack Horner đã được ủy nhiệm để đảm bảo rằng các con khủng long có hành vi chính xác về mặt khoa học trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, Robert T. Bakker – cũng là một nhà cổ sinh vật học, đã cung cấp các thông tin quan trọng về các đặc tính cơ thể của khủng long để hoàn thành những phần phim này.

23. Những con khủng long đầu tiên xuất hiện trong kỷ Triat khoảng 230 triệu năm trước khá nhỏ và nhẹ. Còn những loài khủng long lớn hơn như Thằn lằn tay hay Khủng long 3 sừng xuất hiện trong thời kỷ Jura và kỷ Phấn trắng.

Bạn nên tìm hiểu thêm25 chuyện hoang đường về khủng long mà bạn cần phải ngừng tin tưởng

22. Bản mô tả đầu tiên về việc phát hiện ra xương khủng long có thể xảy ra từ 3.500 năm trước ở Trung Quốc. Vào thời điểm đó, người ta vẫn chưa có khái niệm về loài khủng long nên họ nghĩ rằng những chiếc răng khủng long mà họ tìm được là của những con rồng trong truyền thuyết Trung Hoa.

21. Khủng long sống trên mọi lục địa , bao gồm cả Nam Cực.

20. Hầu hết các loài khủng long ăn thịt đều có những chiếc xương chứa đầy không khí. Vậy nên, mặc dù xương của chúng rất lớn nhưng lại không hề nặng như chúng ta vẫn tưởng dượng. Điều này giải thích tại sao những con khủng long to lớn vẫn có thể di chuyển nhanh nhẹn được như vậy. Có một điều đặc biệt mà các nhà khoa học tìm ra là một số loài chim có cùng cấu trúc xương rỗng giống như thế.

19. Loài khủng long ăn thực vật lớn nhất là thằn lằn Argentina. Chúng có chiều dài lên tới 80 feet ( 30m ).

18. Những con khủng long ăn thịt được gọi là loài chân thú, có nghĩa là “những con quái vật có chân“, bởi vì chúng có những móng vuốt sắc nhọn trên ngón chân. Ngược lại, khủng long ăn thực vật có khuynh hướng có móng guốc hoặc móng chân.

17. Những con khủng long ăn thực vật lớn nhất có thể tiêu thụ đến 1 tấn thức ăn mỗi ngày. Điều này giống như việc chúng ăn những đám cây cối to bằng một chiếc xe buýt hai tầng.

16. Các nhà khoa học tin rằng một số loài khủng long có máu lạnh và một số thì có máu nóng. Nhưng cũng có thể có những loài khủng long khác không hoàn toàn nằm trong hai nhóm này. Họ cho rằng những kẻ ăn thịt có kích thước nhỏ thuộc nhóm máu nóng trong khi những loài khủng long ăn thực vật không phải hoạt động nhiều có thể là loài máu lạnh.

15. Nhà thám hiểm Roy Chapman Andrews đã tìm thấy nơi ẩn nấp đầu tiên của khủng long vào năm 1923 ở sa mạc Gobi thuộc Mông Cổ. Trước khi tìm thấy nó, các nhà khoa học khác không chắc chắn về việc khủng long được sinh ra như thế nào.

14. Mặc dù có một vài giả thuyết về sự tuyệt chủng của khủng long, thì lý thuyết chính xác nhất là một trong số những thiên thạch khổng lồ đã rơi trúng vào bán đảo Yucatan ở Mexico 65,5 triệu năm trước. Miệng núi lửa rộng 112 dặm này là do một tảng thiên thạch có đường kính sáu dặm rơi xuống và tạo nên. Người ta cũng tin rằng những loài động vật duy nhất sống sót qua sự tàn phá này là cá mập, cá sứa, bọ cạp, chim, côn trùng, rắn, rùa, thằn lằn và cá sấu.

13. Sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài khủng long và các động vật trên đất liền khác sau vụ va chạm được gọi là sự kiện tuyệt chủng Creta-Tertiary-Tertiary, hoặc sự kiện K-T. Các nhà khoa học có nhiều giả thuyết khác nhau về sự tuyệt chủng nhưng giả thuyết phổ biến nhất cho rằng các động vật có vú nhỏ đã ăn trứng của khủng long và phát triển rất nhanh về mặt kích thước của cơ thể.

12. Giống như những loài chim và bò sát ngày nay, khủng long cũng xây tổ và ấp trứng. Một số loài thậm chí còn nuôi nấng và bảo vệ những đứa con của chúng cho đến khi trưởng thành.

11. Những con chim hiện đại có một khe hở trên cơ thể để đi tiểu, thanh lọc cơ thể và sinh sản được gọi là : một lỗ huyệt ( tiếng Latinh nghĩa là “cống rãnh”). Các nhà cổ sinh vật học tin rằng loài khủng long cũng có cấu trúc cơ thể giống như vậy và chúng giao phối với nhau bằng cách ấn lỗ huyệt của chúng vào nhau hay còn được gọi là “ chạm nhau qua lỗ huyệt

10. Đây là lý do tại sao một số nhà khoa học tin rằng chim là loài động vật được tiến hoá từ khủng long (giống như những người đột biến trong phim Dị nhân X-Men) và do đó loài khủng long không thực sự tuyệt chủng.

Khám phá25 loài khủng long đáng sợ may mắn đã tuyệt chủng

9. Loại khủng long xuất hiện sớm nhất được đặt tên là chim ăn thịt Eoraptor, có nghĩa là “kẻ ăn trộm lúc bình minh“. Chúng được đặt tên như vậy là vì chúng sống ở thời kỳ đầu của kỷ nguyên khủng long. Đó cũng là một kẻ ăn thịt có kích thước giống như một con chó Becgie

8. Tất cả khủng long đều đẻ trứng. Có khoảng 40 loại trứng khủng long đã được phát hiện tính đến thời điểm này.

7. Từ “khủng long” được đặt bởi nhà cổ sinh vật học người Anh Richard Owen năm 1842. Trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “con thằn lằn khủng khiếp“. Thay vì ngụ ý rằng khủng long đáng sợ, Owen đã sử dụng thuật ngữ để chỉ vẻ oai nghiêm và kích thước đồ sộ của chúng.

6. Một số loài khủng long có chiếc đuôi dài tới hơn 45 feet (khoảng 15m). Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao lại như vậy chưa? Theo các nhà cổ sinh vật học, hầu hết các loài khủng long đều có chiếc đuôi dài để giúp chúng giữ cân bằng khi chạy.

5. Trái ngược với những gì chúng ta vẫn hay nghĩ, đa số các loài khủng long thường có kích cỡ như một người trưởng thành hoặc nhỏ hơn. Các nhà khoa học cam đoan rằng lý do duy nhất khi chúng ta tìm thấy những khúc xương to lớn của khủng long là bởi vì những loài đó dễ bị hóa thạch hơn các loài khác mà thôi. Liệu điều này có tin được không?

4. Biệt hiệu của Colorado (một tiểu bang phía Tây ở miền trung Hoa Kỳ) là Bang Thằn Lằn Mái vì bộ xương Thằn lằn mái đầu tiên được tìm thấy ở gần Morrison, Colorado.

3. Mặc dù không ai biết chính xác tuổi thọ của khủng long là bao lâu, nhưng một số nhà khoa học cho rằng một số loài khủng long có thể sống được đến 200 năm.

2. Loài khủng long nhanh nhất là Ornithomimus. Theo ước tính khoa học, nó có thể chạy với vận tốc 43,5 mph (70 km/h) và nhanh hơn khoảng 25km/h so với Usain Bolt – người chạy nhanh nhất thế giới.

1. Khủng long là loài thống trị hành tinh của chúng ta trong hơn 165 triệu năm trong khi con người mới chỉ xuất hiện được khoảng 2 triệu năm. Đáng ngạc nhiên phải không?

Leave a comment