Chắc hẳn nhiều người đang tự hỏi loài động vật có cái tên nghe kì lạ và vẻ ngoài trông giống 1 chú lợn này là như thế nào? Thực ra, loài vật hơi kì quái này cũng mang khá nhiều thông tin thú vị và bất ngờ không kém so với vẻ ngộ nghĩnh của nó. Hãy cùng tìm hiểu với
Thegioidongvat.Co qua 10 sự thật về loài Ta Tu dưới đây nhé :
Bạn biết gì về loài Ta Tu?
Trong số những
loài động vật có vú đặc biệt nhất – thì Ta Tu thực sự trông
giống như một sự lai tạp giữa một con chồn nâu và một con khủng long phiến sừng, và chúng luôn đưa bộ mặt ngơ ngác ra với thế giới. Trên các trang sau, bạn sẽ học được 10 sự thật cơ bản về loài Ta Tu, từ cách thức chúng được phân loại đến cách chúng được sử dụng để làm nhạc cụ bản địa.
Có 21 loài Ta Tu đã được xác định
Ta Tu chín đai ( tên khoa học Dasypus novemcinctus) là loài Ta Tu phổ biến nhất. Ta Tu có nhiều hình dạng, kích cỡ và đặc biệt là chúng có những cái tên rất hài hước. Trong số đó, có những loài ít được biết tới hơn đó là : Ta Tu lông la hét, Ta Tu mũi lớn, Ta Tu đuôi trần phía Nam, Ta Tu cánh tiên hồng (
chỉ bằng kích cỡ một chú sóc) và Ta Tu khổng lồ (nặng tới 50kg). Tất cả các loài thuộc chi Ta Tu đều có những điểm rất đặc trưng như chiếc
đầu vảy sừng, tấm lưng và đuôi bọc giáp, chính những nét đặc biệt này tạo tên tên gọi của chúng. (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là
những chiếc áo giáp nhỏ).
Ta Tu Sống ở Bắc, Trung và Nam Mỹ
Ta Tu là động vật có vú thuộc thời kì Tân thế giới, có
nguồn gốc ở Nam Mỹ từ hàng triệu năm trước trong Kỷ nguyên Đại Tân Sinh, khi eo đất ở Trung Mỹ chưa hình thành và lục địa này bị cắt đứt từ Bắc Mỹ. Bắt đầu từ khoảng 3 triệu năm trước, sự xuất hiện của eo đất này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Sự hoán chuyển sinh vật Nam Bắc châu Mỹ, khi các loài Ta Tu khác di chuyển về phía Bắc (
và lần lượt các loài động vật có vú khác di cư về phía Nam và thay thế cho các động vật bản địa ở Nam Mỹ). Ngày nay, hầu hết
loài Ta Tu sống độc lập ở trung tâm hoặc Nam Mỹ. Loài duy nhất có phạm vi trải dài khắp vùng châu Mỹ là bộ Ta Tu chín đai, có thể tìm thấy ở những cánh đồng ở bang Texas, Florida và Missouri.
Các tấm sừng của Ta Tu được làm bằng xương
Không giống như sừng của tê giác, hoặc móng tay và móng chân của con người, các tấm sừng Ta Tu được tạo ra từ xương rất chắc chắn và phát triển trực tiếp trên những đốt xương sống của loài động vật này, số lượng và mô hình của các dải xương này (
từ ba đến chín) cũng phụ thuộc vào từng loài. Với cơ sở giải phẫu này, thực ra là của loài Ta Tu chín đai - đủ linh hoạt để cuộn tròn thành quả bóng không thể xuyên thủng khi cảm thấy bị đe dọa. Những loài Ta Tu khác không thể sử dụng trò ngụy trang này nên chúng sẽ bỏ chạy để thoát khỏi kẻ thù giống như việc Ta Tu chín đai thực hiện một bước nhảy đột ngột bằng ba hoặc bốn chân vào trong không khí.
Ta Tu chỉ ăn động vật không xương sống
Phần lớn động vật có những tấm sừng - từ loài Thằn lằn hợp nhất đã tuyệt chủng cho đến loài tê tê hiện đại – đều tiến hóa những tấm sừng của chúng không phải để hăm dọa các sinh vật khác mà để tránh bị ăn thịt bởi kẻ thù. Cũng giống như trường hợp của Ta Tu, chúng chỉ tồn tại nhờ ăn các loài kiến, mối, giun, ấu trùng và nhiều loài động vật không xương sống khác có thể đào được từ dưới đất lên. Ở đầu kia của chuỗi thực phẩm, những loài Ta Tu nhỏ hơn sẽ trở thành con mồi cho chó sói đồng cỏ, báo Cuga và
linh miêu hay thậm chí cả những con diều hâu và đại bàng. Một phần lí do vì sao Ta Tu chín đai rất phổ biến là vì chúng không được ưa chuộng bởi những kẻ săn mồi trong tự nhiên. Trên thực tế, hầu hết Ta Tu chín đai đều
bị con người giết chết, hoặc cố tình (vì thịt của chúng) hoặc vô tình (bị đè bẹp bởi những chiếc xe hơi).
Ta Tu có quan hệ mật thiết với loài Thú ăn kiến và con Lười
Ta Tu được phân loại là Lớp thú xenarthrans, một siêu động vật có vú chứa nhau thai bao gồm cả những đặc tính của loài
Lười và
Thú ăn kiến. Gần đây, khi đối mặt với các bằng chứng di truyền, lớp thú Xenarthra được chia thành hai bậc: họ Thú có mai bao gồm Ta Tu và họ Thú có nhau thai bao gồm loài Lười và Thú ăn kiến. (Tê tê và lợn đất có bề ngoài gần giống như Ta Tu và Thú ăn kiến là những động vật có vú với những đặc điểm cơ thể có khả năng sẽ được tiến hóa hội tụ.)
Ta Tu săn mồi bằng khứu giác
Giống như hầu hết các động vật có vú nhỏ sống trong hang, Ta Tu dựa vào khứu giác của chúng để xác định vị trí con mồi và tránh những kẻ săn mồi (một con Ta Tu chín đai có thể
đánh hơi thức ăn được chôn vùi dưới đất cách đó 15cm) nhưng
thị lực đôi mắt của chúng tương đối yếu. Một số loài Ta Tu cũng có thể nín thở trong một khoảng thời gian dài; ví dụ Ta Tu chín đai có thể ở dưới nước chừng 6 phút!
Ta Tu thường sinh bốn con mỗi lần
Đối với con người, việc sinh đôi là khá bình thường nhưng sinh ba và sinh bốn là những trường hợp rất hiếm gặp. Tuy nhiên, Ta Tu chín đai có thể thực hiện điều này mỗi ngày (
theo đúng nghĩa đen :
sau khi thụ tinh, trứng của con cái được chia thành bốn tế bào di truyền giống hệt nhau và tạo ra 4 con Ta Tu con giống hệt nhau).
Ta Tu thường được dùng để nghiên cứ bệnh Phong
Một thực tế kỳ lạ về Ta Tu là (
cùng với những người họ hàng trong Lớp thú xenarthrans, loài Lười và Thú ăn kiến) chúng có sự trao đổi chất tương đối chậm chạp, và do đó nhiệt độ cơ thể khá thấp. Điều này làm cho Ta Tu đặc biệt nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh phong (
cần bề mặt da mát mẻ để truyền) và do đó làm cho các động vật có vú này trở thành đối tượng lý tưởng để nghiên cứu bệnh phong. Thông thường, động vật lây truyền bệnh sang người, nhưng trong trường hợp của Ta Tu quá trình này dường như đã làm ngược lại.
Loài Ta Tu từng có kích thước to lớn hơn so với hiện tại
Trong thế Canh tân khoảng 1 triệu năm trước, nhiều loài động vật có vú xuất hiện với diện mạo to lớn hơn nhiều so với ngày nay. Loài Ta Tu tiền sử có cân nặng lên tới 1 tấn và những con Ta Tu thời kỳ này ăn thực vật chứ không phải là côn trùng. Loài thú có mai khổng lồ này đi qua các cánh đồng hoang của Argentina lên tới tận những đỉnh núi cao vào cuối Kỷ bang hà. Những người định cư sớm nhất của Nam Mỹ thỉnh thoảng cũng giết những con Ta Tu khổng lồ này để lấy thịt và sử dụng những chiếc vẩy lưng to lớn để che chắn bản cho thân họ khỏi các yếu tố tự nhiên như mưa nắng.
“ Đàn Charangos ” từng được làm từ thân Ta Tu
Là một biến thể của đàn guitar, đàn charangos đã trở nên phổ biến với những người dân bản địa miền tây nam của Nam Mỹ sau khi những người định cư ở châu Âu đến. Trong hàng trăm năm qua, hộp âm thanh (
buồng cộng hưởng) của charangos điển hình được làm từ vỏ của một con Ta Tu, có lẽ bởi vì thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã cấm người bản địa không được sử dụng gỗ, hoặc có lẽ vì tấm sừng nhỏ của một con Ta Tu nhỏ gọn hơn và âm thanh hay hơn. Ngày nay, một số loại đàn charangos cổ điển vẫn được làm từ tấm sừng của Ta Tu, nhưng các công cụ bằng gỗ vẫn phổ biến hơn (
và có vẻ ít đặc biệt hơn).