Tên thường gọi: Bào Ngư
Tên gọi khác: ốc cửu khổng, ốc khổng, thạch quyết minh, hải nhĩ,…
Ngành: thân mềm
Lớp: chân bụng
Chế độ ăn: động vật ăn thực vật
Cân nặng: bào ngư vành tai đạt 3,5cm/ con 6 tháng; 5,5cm/ con 1 năm và 7,5cm/ con 3 năm
Vùng phân bố
Bào ngư là một trong những sản vật của biển cả được nhiều ngư dân săn lùng vì giá trị kinh tế cao. Thông thường, Bào ngư xuất hiện nhiều ở vùng biển, hải đảo nhiều đá, kể cả những vùng nước chảy mạnh. Khi còn nhỏ, bào ngư thường bám gần bờ; nhưng khi trưởng thành, chúng di chuyển ra xa dần và sâu hơn ở đá ngầm dưới biển. Tại Việt Nam, bào ngư có nhiều tại các vùng biển Cô Tô, Hạ Long, Khánh Hòa, Côn Đảo, Phú Quốc,…Đặc điểm hình dáng và sinh thái
- Bào ngư thuộc ngành thân mềm, có vỏ tầng thân phát triển lấn tầng xoắn ốc, đặc điểm này khiến toàn thân chúng trông như một khối dẹt. Vỏ rất cứng, được tạo thành từ nhiều lớp xếp chồng lên nhau, lớp vỏ có cấu tạo chủ yếu từ canxi cacbonat
- Lớp vỏ phía ngoài của bào ngư có nhiều vân xen kẽ nhau với các màu như tím, nâu, xanh,… Các màu sắc khác nhau trên lớp vỏ này phụ thuộc vào sự thích nghi với môi trường sống của từng loài
- Mặt phía trong của bào ngư có lớp xà cừ óng ánh
- Bào ngư thở bằng các lỗ được tạo thành do sự xoắn của các gờ từ mép vỏ gần miệng; bào ngư thoát nước từ mang.
- Chân bào ngư rộng; chúng dùng chân để bò, di chuyển từ nơi này đến nơi khác và có cơ bám chắc vào đá đáy biển. Vì vậy, để bắt được bào ngư, các thợ lặn phải lặn xuống sâu dưới đáy biển để tách nó ra khỏi đá ngầm.
- Bào ngư phân tính đực - cái riêng biệt, có thể phân biệt giới tính dựa vào màu sắc của chúng trong mùa sinh sản: bào ngư cái thường có màu xanh đen trong khi bào ngư đực lại có màu vàng
- Bào ngư sợ ánh sáng, chúng thường ẩn nấp trong các hốc đá vào ban ngày và chui ra tìm mồi vào ban đêm
- Bào ngư sinh trưởng tương đối chậm nhưng đều, không thay đổi tỷ lệ hình học theo thời gian
Đừng bỏ qua: Bạch Tuộc Thông Thường – bậc thầy ngụy trang của đại dương
Các loại bào ngư phổ biến
Tại vùng biển Việt Nam hiện có 4 loại bào ngư chính, đó là: bào ngư 9 lỗ, bào ngư bầu dục, bào ngư vành tai và bào ngư dài; trong đó bào ngư vành tai được cho là có tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản do chúng sỡ hữu kích thước và trọng lượng cơ thể lớn (dài 112mm và nặng 167g). Hiện tại, bào ngư vành tai phân bố chủ yếu ở vùng biển các tỉnh miền Trung kéo dài đến vùng biển Côn Đảo, Phú Quốc và quần đảo Trường Sa.Thức ăn của bào ngư
Bào ngư là loài ăn thực vật. Thức ăn của chúng thay đổi tương ứng theo từng giai đoạn phát triển nhưng chủ yếu vẫn là ăn các loài rong biển, mùn bã hữu cơ dưới biểnTập tính sinh sản của bào ngư
- Bào ngư sinh sản hữu tính. Chúng đẻ trứng vào mùa nóng, thường đẻ vào lúc chiều tối và rạng sáng
- Bào ngư đực thường phóng tinh trước, sau đó bào ngư cái mới đẻ trứng. Trứng thụ tinh ngoài nên có tỷ lệ thụ tinh rất thấp. Để khắc phục nhược điểm này, bào ngư thường tập trung thành từng đàn trong một nơi với mật độ cao vào mùa sinh sản để tăng tỷ lệ thụ tinh cho trứng.
- Vào mùa lạnh, bào ngư nghỉ hoạt động sinh dục.
Nuôi bào ngư đúng cách
- Hiện nay, bào ngư không nhất thiết phải được nuôi ở biển (bằng cách nuôi lồng treo bè ngoài biển, nuôi thả đáy trên bãi đá hay rạn san hô dọc bờ biển), hiện bào ngư có thể được nuôi trong bể xi măng, đăng, lồng, đìa,… nên khá thuận lợi cho những ai có ý định nuôi và nhân giống loài hải sản quý này.
- Nuôi bào ngư rất đơn giản, lại không quá tốn kém. Người nuôi chỉ cần nuôi cấy rong câu chỉ vàng thật nhiều là được vì thức ăn của bào ngư chủ yếu là rong câu này.
- Nuôi bào ngư phải trải qua 2 giai đoạn gồm: giai đoạn ấu trùng thường kéo dài khoảng 3 tháng - khi bào ngư đạt kích cỡ khoảng từ 4-5 mm thì bắt đầu chuyển qua nuôi thương phẩm, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 6 tháng - khi bào ngư đạt kích cỡ khoảng từ 40-50 mm thì được phép thu hoạch
Một số thông tin thú vị khác
- Cùng với hải sâm, ốc hương, cầu gai, điệp, bào ngư là loại hải sản quý, có giá trị kinh tế cao và đặc biệt có thể cạn kiệt nếu không được tái tạo.
- Vào thời vua chúa, bào ngư cũng nằm trong danh sách “bát trân” – 8 món ăn tuyệt phẩm cho giới quý tộc gồm: nem công, chả phượng, da tê ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi và bào ngư.
- Ngày nay, bào ngư được biết đến là loài hải sản cung cấp nguồn dưỡng chất tuyệt vời giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư; ức chế một số loại tế bào khối u như tế bào ung thư vòm họng, khối u viêm gan A, ung thư vú; tốt cho chất lượng tinh trùng và tăng độ hưng phấn cho nam giới; bồi bổ sức khỏe và làm đẹp da, chống lão hóa cho nữ giới.
- ...
Xem thêm: Cá Thu và 10+ thông tin cơ bản cần biết