Now Loading

Cá Chình Điện và 10+ thông tin cơ bản cần biết

Mặc dù có hình dáng giống loài lươn hoặc được gọi là Lươn điện nhưng Cá Chình Điện được phân loại khoa học cùng họ với cá chép và cá chê. Khả năng phóng điện để săn mồi và chạy trốn trước những mối nguy hiểm từ kẻ thù cũng là nét đặc trưng độc đáo của loài động vật dưới nước này.
Tên thường gọi: Cá chình điện Tên khoa học: Electrophorus electricus Lớp: Chế độ ăn: Động vật ăn thịt Kích thước trung bình: 1,7-2,5 mét Trọng lượng trung bình: từ 20 kg Tình trạng trong Sách Đỏ: Nguy cấp (Trong tương lai gần có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao) Số lượng hiện tại: Chưa xác định

Phóng điện

Cá chình điện nổi tiếng là loài cá có thể phát ra dòng điện gây choáng, tiêu diệt kẻ thù. Dòng điện này xuất phát từ hai bên sống lưng, xuất phát từ hơn 5000 tế bào chuyên biệt có thể phát điện, và lưu trữ năng lượng giống một cục pin. Lúc đối mặt với mối hiểm nguy hoặc săn mồi, cá chình điện sẽ xả cùng một lúc lượng điện khiến nạn nhân tê liệt, trong đó từ 10-30 lần phóng điện với điện áp 900V.

Nơi sống, thức ăn và hành vi

Cá chình điện thường sống trong các suối, ao của các lưu vực sông Amazon và Orinoco tại Nam Mỹ, thức ăn của chúng là cá, một số loài lưỡng cư, thậm chí cả chim và động vật có vú nhỏ. Do sống trong môi trường thiếu không khí nên cá chình điện hít thở bằng cách ngoi lên mặt nước. Bên cạnh đó, thị lực của loài động vật này cũng rất kém nhưng khi di chuyển, chúng thường phát ra dòng điện có điện áp dưới 10 vôn làm nhiệm vụ như một rada điều hướng và xác định con mồi.
Khám phá: Những loài động vật nguy hiểm nhất rừng rậm Amazon

Đặc điểm

Cá chình điện có thể phát triển khá lớn, một số cá thể đặc biệt dài tới 2,4 mét và nặng 20kg, sở hữu thân mình dài, hình trụ, thường có màu xanh lá cây hoặc xám.

Sự nguy hiểm của cá chình điện

Không có nhiều trường hợp con người tử vong do cá chình điện, tuy nhiên nếu bị chúng giật một cách bất ngờ, cơ thể chúng ta sẽ mất kiểm soát, suy hô hấp, suy tim và ngã xuống dòng nước dẫn tới chết đuối trong vùng nước cạn

Một số thông tin thú vị về Cá chình điện có thể bạn chưa biết:

- Một cú giật trung bình của cá chình điện được các nhà khoa học ghi lại vào khoảng 600 vôn (tương đương với gần 3 lần điện áp sinh hoạt hiện tại ở Việt Nam và gấp 5 lần điện áp sinh hoạt tại Nhật Bản) - Nhiều nhà động vật học hàng đầu thế giới đã khẳng định, mặc dù có khả năng phát điện và phóng điện tuy nhiên cá chình hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi dòng điện do mình tạo ra - Cơ thể cá chình điện có ba phần với các nhiệm vụ khác nhau: Phát điện, tích và phóng điện (để săn mồi và tự vệ), Xung điện (nằm ở đuôi cá như một chiếc rada để định vị con mồi).
Tìm hiểu thêm: Cá Mập và 24 điều cực kỳ hấp dẫn cần đọc

Album ảnh

[smartslider3 slider=12]

Tác giả chuyên nghiệp
Tôi là một tác giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và viết về động vật. Với niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên, tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu sâu về đời sống hoang dã, tập tính sinh học, và vai trò của các loài trong hệ sinh thái. Tôi sẽ mang đến cho độc giả kiến thức chân thực nhất về Thế giới động vật hoang dã muôn loài.
View all posts