Tên thường gọi: Cá Thu
Danh pháp khoa học: Scomberomorus commerson
Tên thương mại: Spanish Mackerel
Tên tiếng Nhật: Sawara
Tên Việt Nam: cá thu, cá thu ngàng
Ngành: động vật có dây sống
Loài: cá
Chế độ ăn: động vật ăn thịt
Cân nặng: 80 cm/ 1 con trưởng thành sau 2 năm
Kích thước: 5 kg/ 1 con trưởng thành sau 2 năm
Môi trường sống và vùng phân bố
Cá thu có vùng phân rộng, chúng sống riêng biệt ở vùng biển khơi, nơi có độ sâu trên 40 sải nước, cả ở vùng biển nhiệt đới và ôn đới; trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á của Thái Bình Dương, bờ Đông và bờ Tây châu Phi, vùng biển Trung Đông, vùng biển ven bờ Bắc của Ấn Độ Dương, khu vực quần đảo Fiji Tây Nam Thái Bình Dương, hai bờ Đông Tây nước Úc, vùng biển Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Tại nước ta, cá thu được tìm thấy ở tất cả các vùng biển từ Bắc vào Nam thuộc biển Đông và vùng biển Tây thuộc vịnh Thái Lan; tập trung nhiều nhất ở các vùng biển từ Quảng Bình đến Bà Rịa - Vũng Tàu và Phú Quốc - Kiên Giang.Đặc điểm nhận dạng
- Cá thu có hình dáng thuôn dài, thon, thân hình oval và dẹp dần về phía đuôi. Đặc điểm này giúp phân biệt cá thu với cá ngừ đại dương (thân bầu)
- Cá thu thuộc giống cá không có vảy, da mỏng, trơn; thân có màu từ xanh sáng bạc đến xanh đen; lưng có màu sậm hơn dưới bụng; trên da có một số sọc ngang màu xanh đen
- Cá có 2 vi cứng trên lưng và dưới bụng; phía sau có nhiều vây nhỏ
- Đuôi cá to, xẻ sâu, có hình dạng như đuôi mũi tên
- Khi còn nhỏ, cá thu sống chủ yếu theo bầy đàn riêng biệt, không lẫn với các nhóm cá khác cùng họ. Tuy nhiên, khi trưởng thành, chúng có thể thích nghi tốt kể cả khi sống cùng bầy đàn với các loại cá khác cùng họ
- Cá thu cái thường có kích thước lớn hơn cá thu đực. Một con cá thu cái trưởng thành sau 2 năm sinh trưởng, thông thường sẽ có chiều dài khoảng 80cm và cân nặng khoảng 5 kg.
Có thể bạn quan tâm: Cá Mặt Quỷ – Chúa tể nọc độc dưới đáy đại dương
Các loại cá thu và đặc điểm phân loại
- Cá thu vạch: còn được gọi là cá thu, có đầy đủ các đặc điểm nhận dạng của loài cá này (như trên)
- Cá thu ngàng hay cá thu hũ: cơ thể màu xanh lá, lưng óng ánh có màu xanh da trời nhạt hay màu trắng bạc, hai bên thân có màu xanh thẫm – cơ thể thoi dài, mũi dài bằng một nữa đầu cá – răng rất khỏe và không có lược mang
- Cá thu đao: hay còn gọi là cá Sanma, Mackerel Pike, Pacific saury, sinh trưởng phổ biến tại Nhật Bản – thịt cá đỏm nhiều mỡ, vị rất ngọt – cơ thể thon dài, miệng nhỏ, cơ thể có màu xanh đậm trên lưng và màu bạc dưới bụng – hai bên cơ thể có những vệt sáng màu xanh rất nhỏ, được phân bố một cách ngẫu nhiên
- Cá thu chấm: sống gần bờ ở độ sâu từ 15 - 200m, trọng lượng cơ thể có thể lên đến 45kg – sống đơn độc không theo bầy đàn, được mệnh danh là chiến binh biển cả - đầu hơi nhọn, da cá có màu xám bạc lan khắp cơ thể; có những chấm đen chạy dài từ thân cho đến phần đuôi, đuôi tách thành 2 phần rõ rệt.
Tập tính sinh sản
- Cá thu sinh sản theo mùa và sinh ở vùng khơi nơi có vùng nước ấm, nồng độ oxy hòa tan cao, nhiều phiêu sinh cung cấp cho ấu trùng cá khi trứng nở; thường nằm gần các rạng đá ngầm.
- Cá thu đẻ trứng, trứng cá chứa nhiều giọt dầu nhỏ giúp chúng nổi ở tầng mặt nước biển
- Khi ấu trùng lớn dần, cá sẽ di chuyển từ vùng khơi vào vùng lộng. Tại đây, chúng ăn ấu trùng, các loài giáp xác và cá con nhỏ hơn để phát triển đến một kích thước nhất định đủ để săn các loại cá lớn hơn và mực ống, tôm
Thức ăn của cá thu
- Cá thu thuộc giống cá săn mồi. Chúng háu ăn. Thức ăn của cá thu chủ yếu là các loài cá nhỏ, mực ống và tôm.
- Môi trường săn mồi của cá thu nằm ở tầng nước trung bình đến tầng nổi, thường ở độ sâu từ 5 - 40m.
- Cá thu săn mồi nhiều nhất và hiệu quả nhất vào lúc sáng sớm và khi hoàng hôn.
Một số thông tin thú vị khác
- Loài cá thu lớn nhất có tên là Cá Thu Vua, có tên khoa học là Scomberomorus cavalla, có chiều dài cơ thể lên đến 2,4m và nặng tới 70kg.
- ...
Xem thêm: 8 Loại Cá Chim Phổ Biến Nhất Hiện Nay Và 10+ Thông tin Thú Vị Cần Biết