Tên thường gọi: Chuột hải ly Tên khoa học: Myocastor coypus Loài: Động vật có vú Chế độ ăn:Động vật ăn thịt Cách sống:Thành đàn, nhóm Tuổi thọ:8 đến 10 năm Kích thước:Từ đầu tới thân 40-64 cm; đuôi 25-40 cm Trọng lượng:6-10 kg (trưởng thành) Số lượng hiện tại:Ít quan tâm (Least Concern)
Hành vi, thức ăn và môi trường sống của Chuột hải ly
Chuột hải ly có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ tuy nhiên thích nghi rất nhanh với nhiều điều kiện sống khác nhau, vì vậy khi được đưa sang các lục địa khác, chúng sinh sản với tốc độ chóng mặt. Chuột hải ly di chuyển dưới nước kiếm ăn rất hoạt bát, nhanh nhẹn, tuy nhiên khi di chuyển từ dưới nước lên thì lại chậm rãi. Loài động vật gặm nhấm này có thói quen sống thành từng đôi, đào hang ở gần khu vực sông (một số ít sống trong đầm lầy). Do việc sinh sản quá nhanh, chúng cũng tiêu thụ một lượng lớn thực vật. Bản thân là một trong những loài gặm nhấm lớn trên thế giới nên mỗi cá thể Chuột hải ly có thể ăn tới 25% trọng lượng cơ thể. Chúng thường đào xuyên đất để ăn thân cây, rễ cây. Vì vậy môi trường xung quanh nơi sinh sống của Chuột hải ly thường bị đào xới. Điều này đã làm phá vỡ môi trường sống của các loài động vật khác.Sinh sản của Chuột hải ly
Chuột đực sẽ trưởng thành về giới tính trong vòng 4 tháng đầu, con cái là ba tháng. Do sống thành cặp nên cá thể đực và cái sống rất chung thủy với nhau. Thời gian mang thai là khoảng 130 ngày, mỗi lứa chuột cái sẽ cho "ra lò" khoảng 3-14 con non. Chuột hải ly con sinh ra đã sở hữu bộ lông cừu và mắt mở. Chúng có thể ăn thân cây và rễ cây chỉ trong vòng vài giờ sau khi sinh. Đặc biệt, Chuột hải ly cái có thể mang thai liên tục một ngày sau khi sinh. Nếu căn đúng thời điểm, một cặp chuột Hải ly có thể sinh sản ba lần một năm.Một số thông tin thêm về Chuột hải ly có thể bạn không biết:
- Chuột hải ly có tập tính đào và sống trong các hang dọc theo sông (sâu trên 10 mét, rộng 7 mét) - 3 đặc điểm cơ bản để nhận biết loài Chuột hải ly là khoảng lông màu trắng/vàng phía mồm, chân sau có màng và răng cửa lớn màu cam - Núm vú của Chuột hải ly cái ở phía bên sườn, vì vậy con non thường bám vào phía trên sườn con mẹ ngay cả khi chúng đang kiếm ăn dưới nướcAlbum ảnh
[smartslider3 slider=128]