Now Loading

Động vật máu nóng là gì? Cách phân loại động vật máu nóng

Động vật hằng nhiệt hay động vật máu nóng (Homeothermic animal) từ Homeothermy trong tiếng Hy Lạp được dịch ra với nghĩa homoios là "tương tự/giống nhau" và thermix "nhiệt". Để chỉ các loài động vật có nhiệt độ cơ thể ổn định bất kể tác động từ môi trường bên ngoài. Nhiệt độ cơ thể này không nhất thiết phải cao hoặc thấp hơn môi trường mà chúng đang tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra động vật hằng nhiệt còn được biết với tên động vật máu nóng trái ngược với chúng là động vật máu lạnh (động vật biến nhiệt).

Cơ chế hoạt động

Động vật hằng nhiệt nói chung có thể duy trì nhiệt độ cơ thể của chúng thông qua cơ chế hành vi, có nghĩa là hành vi của chúng sẽ kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Ví dụ như các loài bò sát, đặc biệt là Thằn lằn sa mạc, ban ngày nhiệt độ sa mạc lên rất cao, nhưng ban đêm lại rất lạnh, tuy nhiên chúng có thể duy trì nhiệt độ liên tục ở mức ổn định để sinh tồn ở nơi có khi hậu khắc nghiệt.

Phân loại động vật máu nóng

Động vật hằng nhiệt hay động vật máu nóng được chia thành ba loại khác nhau thông qua việc tự động thay đổi nhiệt độ trong cơ thể. Động vật hằng nhiệt, động vật nội nhiệt và động vật biến dưỡng nhanh. - Động vật hằng nhiệt không bị môi trường bên ngoài tác động, chúng có thể giữ nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định trong một khoảng thời gian cho phép, đại diện các loài này như thú có vú (con người, chuột, chim...) - Động vật nội nhiệt trực tiếp điều khiểm thân nhiệt dựa trên việc trao đổi chất, hoạt động cơ thể... Có ở các loài sống ở vùng khí hậu lạnh như hải cẩu, chim cánh cụt... - Động vật biến dưỡng nhanh có cơ chế giữ cho thân nhiệt cơ thể luôn ổn định thông qua việc trao đổi chất, nhất là quá trình ngủ đông hoặc dừng hoạt động. Mặc dù vậy chúng khá bị động trong các tình huống thiếu thức ăn. Động vật máu nóng có nhiệt độ ổn định, vì vậy chúng thường được phân bố ở những nơi có biên độ nhiệt dao động không quá cao giữa ngày và đêm như vùng rừng rậm nhiệt đới, đại dương, hồ nước lớn. Tuy vậy, động vật máu nóng sẽ là đối tượng chịu tác động lớn nhất khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột. Nếu thân nhiệt của chúng giảm đột ngột có thể dẫn tới tình trạng hôn mê và tử vong ngay lập tức. Trong khi đó yếu tố thiên nhiên cũng khiến động vật nội nhiệt và biến dưỡng nhanh phụ thuộc vào nguồn thực phẩm, hoàn toàn ngược lại với động vật biến nhiệt.
Tags:

Tác giả chuyên nghiệp
Tôi là một tác giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và viết về động vật. Với niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên, tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu sâu về đời sống hoang dã, tập tính sinh học, và vai trò của các loài trong hệ sinh thái. Tôi sẽ mang đến cho độc giả kiến thức chân thực nhất về Thế giới động vật hoang dã muôn loài.
View all posts