Thế giới tự nhiên là một bức tranh muôn hình muôn vẻ của các loài sinh vật sống trên đó, và đây cũng là lí do vì sao xung quanh chúng ta luôn tồn tại những điều thú vị. Đặc biệt, phát quang sinh học là một trong những hiện tượng thiên nhiên tuyệt vời luôn thu hút sự tò mò và khám phá của các nhà khoa học. Nghe có vẻ hơi hoang đường khi không cần điện mà mọi thứ lại có thể tự phát sáng. Bạn không tin ư? Vậy hãy tìm hiểu ngay danh sách “
10 loài sinh vật phát quang kỳ diệu trên hành tinh của chúng ta” ngay dưới đây cùng
Thegioidongvat.Co để có được câu trả lời.
Nấm Sò đắng (hay Nấm sinh học)
Loài nấm đặc biệt này còn có tên là Panellus Stipticus. Nấm Sò đắng tỏa ánh sáng rực rỡ đến mức thậm chí chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng dù trong điều kiện ánh sáng rất yếu. Hơn nữa, bạn thực sự có thể mua loại nấm đặc biệt này và trồng nó trong ngôi nhà của bạn.
Đom đóm khổng lồ
Chúng ta đều đã nhìn thấy những con đom đóm phát sáng khi khám phá những khu rừng hoặc trong các buổi cắm trại về đêm. Nhưng con đom đóm khổng lồ này thực sự xứng đáng là Chúa tể của các loài đom đóm vì kích thước khổng lồ của chúng. Tuy nhiên, thông tin về loài đom đóm khổng lồ này lại rất ít. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở Thái Lan và điều đặc biệt là bạn thậm chí có thể nhìn thấy ánh sáng của chúng trong bóng tối từ khoảng cánh lên tới 100 m. (
Đừng bỏ qua:
10 câu hỏi đặc biệt thú vị về Đom Đóm)
Thể thực khuẩn phát quang
Hầu hết các sinh vật phát quang sinh học được tìm thấy trong tự nhiên thực chất là do những vi khuẩn phát ra ánh sáng. Hiện nay, các nhà khoa học đã có thể thu thập được những loại vi khuẩn này và sử dụng chúng như một dạng ánh sáng tự nhiên trên khắp thế giới.
Bọ cạp phát quang sinh học
Bọ cạp thực chất không phải là một loài động vật phát quang sinh học nhưng chúng lại có thể phát ra ánh sáng trong những điều kiện môi trường cụ thể. Chúng sở hữu một loại chất hóa học được bao phủ trên lớp ngoài của cơ thể, loại chất này có thể phát quang trong môi trường ánh sáng cực tím và hoạt động khá giống như một cơ chế phòng vệ. (
Bạn có muốn tìm hiểu:
Những điều bí ẩn về bọ cạp)
Động vật phát quang nhân tạo
Ngày nay, con người biết rất rõ về hiện tượng phát quang sinh học và thậm chí họ còn có thể tạo ra nó theo ý muốn. Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại protein thần kì có tên Green Fluorescing, khi họ tiêm chúng vào động vật, nó sẽ tạo ra những hiệu ứng giống như sự phát quang sinh học. Họ đã thử nghiệm loại protein này trên cừu, khỉ và nhiều loài động vật khác và đều mang lại những kết quả rất thú vị.
Sứa Aequorea
Sứa biển Aequorea có thể được tìm thấy ở Bắc Mỹ và Châu Á, chúng cũng là một trong những sinh vật đầu tiên trên Trái đất có thể tự phát ra ánh sáng. Chúng rất nhỏ và thậm chí còn vô hình khi không phát ra ánh sáng. Chúng không hề có độc vì vậy bạn có thể dễ dàng tương tác với chúng nếu vô tình bắt gặp trong tự nhiên. (
Tìm hiểu thêm thông tin:
[Infographic] Loài Sứa và những thông tin thú vị nhất)
Tảo Dinoflagellates (Song chiên tảo hay Tảo 2 roi)
Tảo Dinoflagellates thực chất là một loài động vật đơn bào gây ra hiện tượng tự nhiên còn được gọi là “
thủy triều đỏ”. Nhưng thực chất loài động vật này không phát sáng tự nhiên, chúng phát ra ánh sáng khi bị quấy rầy bởi những người bơi lội hoặc thậm chí là vì sự chuyển động của những đợt sóng biển.
Mực lửa bay
Mực lửa bay sống ở mực nước rất sâu dưới lòng đại dương và là loài mực ống không gây nguy hiểm với con người. Toàn bộ cơ thể chúng được bao phủ bởi các cơ quan đặc biệt có thể sản sinh ra ánh sáng khi chúng bơi. Chúng sử dụng khả năng đặc biệt này để ngụy trang khi cần thiết và cũng là để thu hút bạn tình trong mùa giao phối.
Động đom đóm Waitamo
Động đom đóm Waitamo ở New Zealand là một trong những hang động đẹp nhất và độc đáo nhất trên thế giới. Cấu trúc của hang động này đặc biệt ở chỗ toàn bộ trần động được bao phủ bởi hàng ngàn con đom đóm tạo nên một khung cảnh vô cùng rực rỡ khiến các du khách rất thích thú. (
Đọc thêm:
10 câu hỏi đặc biệt thú vị về Đom Đóm)
Sâu xanh phía Bắc Auckland
Hay còn có tên địa phương là Terriswalkeris terraereginae, sâu xanh phía Bắc Auckland là một loài sâu có màu xanh dài 5 feet 1,5m), tuy nhiên chúng không thực sự phát sáng trong bóng tối. Thay vào đó, loài sâu này để lại đằng sau một đường mờ sáng của chất nhầy mang đặc tính sinh học.