Mặc dù hiếm khi được nhìn thấy trong tự nhiên, nhưng một khi  tìm thấy bạn tình tiềm năng, những chú gà lôi Tây Á này thường thu hút sự chú ý bằng cách dùng những bước nhảy công phu cùng kỹ nghệ hào nhoáng của mình để quyến rũ nửa kia.

Tên thường gọi: Gà lôi Tây Á
Tên khoa học:  Tragopan melanocephalus
Cân nặng: khoảng từ 1,8 đến 2,2 kg đối với con đực và từ 1,25 đến 1,4 đối với con cái
Kích thước: khoảng từ 50 đến 60 cm đối với con đực và từ 48 đến 50 cm đối với con cái

Môi trường sống / Phạm vi: Đây là loài chim đặc hữu ở phía tây dãy núi Himalaya thuộc phía Bắc Ấn Độ. Chúng thích sống trong những khu rừng ít người lui tới để dễ dàng kiếm ăn và ẩn náu

Tình trạng bảo tồn: Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã liệt kê loài này vào danh sách động vật trong tình trạng sắp nguy cấp. Gà lôi Tây Á thường bị săn bắt để lấy thịt và bộ lông.  Chúng cũng được coi là loài chim hiếm nhất thuộc họ Trĩ. Bên cạnh đó, môi trường sống của loài này cũng rải rác ở các vùng khác nhau chứ không tụ tập thành bầy đàn.

Giới thiệu về gà lôi Tây Á

Gà lôi Tây Á là một loài chim hiếm gặp, nhút nhát và khó săn bắt. Chim đực có hình thể và bộ lông cực kỳ đẹp mắt nhưng lại ít khi được nhìn thấy. Người dân địa phương nơi đây gọi loài này với cái tên “jujurana“, có nghĩa là “vua của các loài chim“. Hiện nay số lượng của gà lôi Tây Á còn khoảng 3300 cá thể tồn tại trong tự nhiên. Chúng phát triển ở nửa Tây dãy núi Hy Mã Lạp Sơn với phần lớn phân bổ tại bang Himachal Pradesh, Ấn Độ

Bang Himachal Pradesh cũng là nơi mà nhà làm phim Munmun Dhalaria dành đa số khoảng thời gian của mình trong năm 2017 và 2018 để làm một bộ phim tài liệu về jujurana. Một ngày nọ, khi cô đang trốn ở nơi quan sát chim, Dhalaria đã may mắn nhìn thấy một chú gà lôi đực tiến lại gần. Chú khoác lên mình chiếc áo choàng đen đốm trắng cùng phần cổ điểm sắc cam giống như được thắt một chiếc khăn quàng sặc sỡ. Sau khi tìm kiếm thức ăn, chú gà nhảy lên tảng đá và cất tiếng gọi nhằm mục đích tán tỉnh phái nữ cũng như cảnh báo các tình địch xung quanh. Nhà thám hiểm Địa lý Quốc gia Dhalaria lúc này đã quay lại được cảnh chú chim trong vòng 35 phút, một trong những cảnh quay dài nhất về jujurana trong tự nhiên

Đặc điểm cơ thể

Gà đực có màu lông rất tối như xám và đen cùng vô số đốm trắng. Mỗi đốm giáp với các mảng lông màu đen hoặc đỏ thẫm ở hai bên hông và sau gáy. Phần da cổ của gà mang màu xanh biển trong khi da mặt lại mang màu đỏ. Đỉnh đầu chúng thường điểm một chấm nhỏ màu đen. Trong khi con đực mang vẻ mạnh mẽ thì gà cái lại khoác lên mình chiếc áo tinh xảo hơn với với thân trên màu nâu xám nhạt xen kẽ những mảng đen tuyền. Hầu hết bộ lông của con cái mang màu đen và điểm màu trắng ở trung tâm.

Vẻ ngoài của gà đực chưa trưởng thành khá giống với con cái nhưng sở hữu kích thước lớn cùng đôi chân dài hơn. Các mảng màu đen trên đầu và cổ của hai giới cũng khác nhau

Tập tính

Khi giao phối, gà đực sẽ giương đôi sừng màu xanh biển của mình lên, xòe rộng lông đuôi và đung đưa phần tích cầu vồng. Chúng nhảy lên người bạn tình của mình. Tới khi đạt ngưỡng thỏa mãn, loài này lại xông lên, chúng lao vào cơ thể con cái và giao phối trong vòng 10 giây. Mặc dù chỉ làm trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng hiệu quả mà cuộc giao phối này đem đến lại rất cao. Trong từ sáu đến tám tuần tiếp theo, gà cái sẽ đẻ từ ba đến năm quả trứng để ấp chúng. Chương trình nhân giống cũng được thực hiện đối với những chú chim sống trong khu bảo tồn để duy trì số lượng loài. Sau khi chương trình kết thúc, sẽ có khoảng 30 chú gà lôi được sinh ra với một số được thả về tự nhiên vào năm 2020

Leave a comment