Now Loading

Gặp gỡ 4 loài động vật sử dụng bong bóng làm kế sinh nhai

Khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, môi trường sống bị thu hẹp thì các loài động vật bắt buộc phải đa năng hơn, có thể săn mồi ở nhiều điều kiện sống khác nhau. Nhện không nằm loài quy luật đó, chúng đã phát triển khả năng sử dụng bong bóng dưới nước để thở. Cùng Thegioidongvat.Co khám phá ngay dưới đây nhé! Đối với nhiều loài sinh vật việc áp dụng nhiều công cụ sinh tồn là việc nên làm, chúng sẽ gia tăng khả năng săn mồi, thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau. Dưới đây, chúng tớ sẽ tổng hợp một số loài sử dụng bong bóng để sinh tồn, có thể bạn chưa biết.

Cá voi lưng gù

Thường sống và đi săn theo đàn, khi phát hiện con mồi, cá voi lưng gù sẽ tập trung lại, thổi bong bóng từ lỗ phun nước để tạo thành một tấm lưới rộng. Sau đó dùng nó để bắt một số loài nhuyễn thể và cá con khác. Ari Friedlaender, nhà nghiên cứu liên kết với Đại học California cho biết, khi phát hiện con mồi đang di chuyển. Cá voi sẽ lặn xuống phía bên dưới đàn cá. Thông qua lỗ phun nước để thổi chúng lên bề mặt. Mỗi lần phun bong bóng, chúng sẽ tạo thành những vòng tròn khí cô lập đàn cá con. Theo tập tính, đám cá con co cụm lại, không dám lao ra khỏi bong bóng khí. Cá voi lưng gù sẽ kêu lên và lao tới nuốt chửng con mồi. Những năm 1980, một con cá voi cái đã sử dụng một kỹ thuật khác có tên là "Kick Feeding" (đá đuôi kiếm ăn). Sau khi phun bóng nước, cá voi ta đã vẫy mạnh chiếc đuôi làm con mồi bị cuốn theo dòng nước, mất tập trung. Nhện nước Argyroneta aquatica là loài nhện nước duy nhất sống dưới nước, tuy vậy chúng vẫn cần oxy để sống. Để giữ nguồn cung cấp không khí cho mình. Nhện ta thường trốn trong các bọc tơ chứa khí dưới nước. Khi sử dụng hết, những con nhện này lại nổi lên mặt nước, lấy không khí vào bụng, lông và chuyển chúng vào trong chiếc bọc. Khi triều cường lên cao, chúng thường trốn để tránh bị những loài động vật khác ăn thịt. Nhện nước chỉ ra ngoài, mò mẫm kiếm mồi khi thuỷ triều xuống. Chúng phân bố rộng ở lục địa Á-Âu.

Chuột chũi mũi sao

Chuột chũi mũi sao là một sự thay đổi đáng kinh ngạc của tạo hoá. Chúng sở hữu phần mũi với nhiều thụ thể cảm giác khá "dị". Được mệnh danh là một trong những loài ăn nhanh nhất thế giới, chuột chũi mũi sao sử dụng bong bóng để ngửi dưới nước. Đầu tiên, khi ở dưới nước, chuột chũi sẽ thổi bong bóng ra khỏi mũi. Sau đó chúng hít trở lại, sử dụng những thụ thể cảm giác này để đánh hơi vị trí con mồi dưới nước .

Côn trùng tự thổi bong bóng để nguỵ trang

Loài côn trùng có tên gọi Froghopper này thường tiết ra chất bọt trộn với không khí, tạo ra một đốm bọt trên cây. Một nghiên cứu đầu năm 2019 trên Tạp chí Sinh học Thực nghiệm (Journal of Experimental Biology) đã phát hiện ra là chúng có những ống thở được đẩy ra phía ngoài đám bong bóng để hít thở và lấy thêm Oxy để tiếp tục tạo lớp nguỵ trang. Ngoài ra đám bọt cũng sẽ giúp loài côn trùng này cách nhiệt, cung cấp độ ẩm. Đám bọt cũng sẽ có vị chát để cảnh báo kẻ đi săn. Một số loài trong nhóm côn trùng này là sâu hại cho nông nghiệp, cần đề phòng.

Janthina - Ốc tím biển

Ốc tím rất đẹp, thật khó để tưởng tượng được loài này sẽ trôi dạt trong đại dương với một chiếc bè làm bằng bong bóng. Cơ quan tiết ra chất nhầy có tên gọi "The foot" - Bàn chân. Sau khi tiếp xúc với môi trường nước bong bóng sẽ cứng lại tạo thành một khối bong bóng. Các nhà khoa học đã quan sát loài ốc này di chuyển trong đại dương nhờ chiếc bè làm từ bong bóng, chúng đóng vai trò như một thiết bị nổi, làm điểm bám cho trứng và những con ốc non.
Tags:

Tác giả chuyên nghiệp
Tôi là một tác giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và viết về động vật. Với niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên, tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu sâu về đời sống hoang dã, tập tính sinh học, và vai trò của các loài trong hệ sinh thái. Tôi sẽ mang đến cho độc giả kiến thức chân thực nhất về Thế giới động vật hoang dã muôn loài.
View all posts