Moóc hay hải mã là động vật có vú có kích thước lớn phân bố không đều ở Bắc Băng Dương và các vùng biển lân cận của Bắc bán cầu. Các loài hải mã là loài còn tồn tại duy nhất của họ Odobenidae và chi Odobenus. Loài này được chia thành 3 phân loài : Hải mã Đại Tây Dương (sống ở Đại Tây Dương), hải mã Thái Bình Dương (sống ở Thái Bình Dương) và O.r.laptevi (sống ở biển Laptev của Bắc Băng Dương)

Tên thường gọi: Moóc
Tên khoa học: Odobenus rosmarus
Loài: Động vật có vú
Chế độ ăn:Động vật ăn thịt
Tuổi thọ trung bình trong điều kiện bị nuôi nhốt:Lên đến 40 năm
Kích thước:7,25 đến 11,5 ft ( từ 2,21 đến 3,51m)
Trọng lượng:Lên đến 1,5 tấn – Kích thước tương đương với một người đàn ông cao 1,83m

Thông tin về Moóc

Moóc có ria mép và răng nanh dài thường được tìm thấy ở gần Bắc Cực, sống trên những tảng băng với hàng trăm người bạn cùng loài. Những loài động vật biển này rất dễ hòa đồng, nhưng lại rất hung dữ trong mùa giao phối. Với bộ da nhăn nheo màu nâu hồng, moóc được phân biệt bởi những chiếc ngà trắng, râu ở ria mép, chân chèo bằng phẳng và cơ thể nhẵn bóng.

1. “Ngà” của moóc

Ngà thực chất là phần răng nanh của Moóc, chúng được coi là đặc điểm đặc trưng loài này bởi nhiều lí do, nhưng nguyên nhân chủ yếu là giúp mọi sinh hoạt của chúng ở Bắc Cực trở nên dễ dàng hơn. moóc sử dụng răng nanh để lôi cơ thể to lớn của chúng ra khỏi vùng nước băng giá và để phá vỡ những tảng băng tạo thành những lỗ nhỏ lấy không khí để thở. Răng nanh được tìm thấy ở cả con đực và con cái, có thể dài đến tận 3 ft (tương đương 0,9m), trên thực tế, răng nanh rất lớn và phát triển trong suốt cuộc đời của chúng. Những con moóc đực còn sử dụng răng nanh để bảo vệ lãnh thổ và trong mùa giao phối, chúng sử dụng răng nanh để bảo vệ bạn đời của mình hoặc những con cái khác.

2. Sự thích nghi

Những đặc điểm đặc trưng khác của moóc đều giúp chúng có thể thích nghi với điều kiện khí hậu ở Bắc Cực. Khi những món ăn yêu thích của chúng, đặc biệt là những loài động vật có vỏ, được tìm thấy ở gần đáy đại dương, moóc sử dụng bộ râu cực kì nhạy cảm được gọi là râu rung động để phát hiện con mồi. Cơ thể moóc cho phép chúng sống thoải mái ở vùng Bắc Cực, moóc có khả năng làm chậm nhịp tim để có thể chịu được nhiệt độ lạnh giá của dòng nước.

3. Những phân loài ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

Các phân loài của moóc được phân chia theo địa lý. Moóc Đại Tây Dương thường sống ở vùng ven biển trải dài từ vùng Đông Bắc Canada đến Greenland, trong khi các loài moóc Thái Bình Dương thì sống ở ngoài vùng biển khơi phía Bắc Nga và Alaska, chúng di cư theo mùa, di chuyển từ vùng biển Bering ở phía nam – thường bị đóng băng vào mùa đông tới biển Chukchi. Những con moóc cái thường sinh con vào mùa xuân, trong quá trình di cư về phương bắc.

4. Nguy cơ bị săn bắt quá mức

Chỉ có người dân bản địa ở Mỹ mới được phép săn bắn moóc, bởi sự sinh tồn của loài này đang bị đe dọa quá mức. Ngà, dầu, da và thịt của chúng được sử dụng vào khoảng thời gian từ thế kỉ 18 và 19 dẫn đến việc loài bị tuyệt chủng ở Vịnh St Lawrence và xung quanh đảo Sable, ngoài khơi bờ biển Nova Scotia.

5. Giá trị văn hóa

Moóc đóng vai trò quan trọng trong tôn giáo và văn hóa dân gian của nhiều dân tộc ở Bắc Cực. Da và xương của chúng được sử dụng trong một số nghi lễ và là loài động vật xuất hiện nhiều trong các câu chuyện truyền thuyết.
Do sự xuất hiện đặc biệt của chúng với số lượng lớn, moóc cũng xuất hiện trong các nền văn hóa phổ biến của những người ít được tiếp xúc với các loài động vật khác, đặc biệt là trong văn học của trẻ em Anh.

Một số thông tin thêm về loài Moóc có thể bạn chưa biết:

– Tên khoa học của loài moóc “Odobenus rosmarus” theo tiếng Latinh mang nghĩa “hải mã đi bộ
– Những sợi lông trong bộ ria mép của chúng có thể cảm nhận như những ngón tay
– 2 chiếc răng nanh được chúng sử dụng để cắm vào băng như những chiếc rìu giúp moóc trèo lên khỏi mặt biển

Album ảnh

[smartslider3 slider=148]

Video

https://www.youtube.com/watch?v=FpmuZvApuDo

Leave a comment