Tên thường gọi: Khỉ đột núi Tên khoa học: Gorilla beringei beringei Loài: Động vật có vú Chế độ ăn:Động vật ăn thịt Cách sống:Theo bầy, đàn Tuổi thọ:35 năm Kích thước:Chiều cao đứng, 1,2-1,8 mét Trọng lượng trung bình135-218 kg Số lượng cá thể:880 cá thể (tháng 11/2012) Tình trạng trong Sách Đỏ:Cực kỳ nguy cấp (Critically Endangered)
Môi trường sống và hành vi của Khỉ đột núi
Khỉ đột núi thường sống ở các sườn núi của các ngon núi lửa đang hoạt động như Karisimbi , Mikeno và Visoke, CH Dân chủ Congo. Chúng ở độ cao 2200-4000 mét, nơi có khí hậu nhiều mây, sương mù, lạnh cùng thảm thực vật dày ở chân núi và thưa dần ở nơi có vị trí cao. Khỉ đột hay các loài Linh trưởng đều có tính xã hội cao, chúng sống thành các nhóm gắn kết tương đối ổn định, tạo các mối quan hệ khăng khít giữa các thành viên trong đàn với nhau. Loài Linh trưởng này sống trong một vùng lãnh thổ nhất định tuy nhiên khi có xung đột xảy ra, chúng thường bảo vệ các cá thể khác chứ không tranh giành lãnh thổ. Mỗi đàn sẽ có một con đực trưởng thành đầu đàn, một "nhiệm kỳ" của cá thể này thường khoảng 5 năm. Về tính cách của Khỉ đột núi, nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng khá nhút nhát, mọi hành vi ở mức kiềm chế, những hành vi bạo lực rất hiếm khi xảy ra ở các cá thể sống lâu năm trong đàn. Tuy vậy, nếu xung đột xảy ra, con đực đầu đàn có thể bảo vệ đàn của mình tới chết, chúng sẽ dùng các vật dụng trong rừng để "ném nhau", thậm chí lao vào nhau và quyết ăn thua cho tới khi một bên tử vong.Đọc thêm: Khỉ Mặt Chó – một trong những loài khỉ kỳ lạ nhất thế giới
Tích cực các công tác bảo tồn Khỉ đột núi
Theo các báo cáo của các vườn quốc gia nơi sinh sống của Khỉ đột núi, các nguyên nhân dẫn tới việc đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng là do nạn săn trộm - Khỉ đột núi thường bị thương tật vĩnh viễn do bẫy của những tay săn thú hoang hoặc bắt cá thể con tới các sở thú. Lấn chiếm nơi ở - Việc mở rộng nhanh chóng các khu định cư của người dân xung quanh hành lang an toàn của vườn quốc gia. Dịch bệnh - Khỉ đột núi thường xuyên được tiếp xúc với các đoàn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, chúng hoàn toàn có thể nhiễm bệnh truyền từ người. Chiến tranh, bất ổn chính trị - Dòng người tị nạn đổ về khu vực rừng núi, chặt cây cối và săn Khỉ đột lấy thịt để phụ vụ cuộc sống tạm bợ. Chính vì những lý do trên, Tổ chức bảo vệ động vật thế giới cùng chính quyền nước sở tại đã tăng cường tuần tra, sử dụng lính có vũ trang tháo dỡ các loại bẫy, thêm nữa những công tác xác định số lượng Khỉ đột núi còn lại. Mở rộng diện tích vườn quốc gia, yêu cầu các đoàn khách du lịch đứng cách xa đàn khỉ, quản lý tốt hơn loại hình du lịch sinh thái. Một phần quan trọng nữa là giáo dục cộng đồng địa phương, tuyên truyền thông qua các tài liệu, sách và dạy cho học sinh về vấn đề đa dạng sinh học và bảo vệ loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng này.Đừng bỏ qua: Khỉ Nhện – loài động vật náo loạn núi rừng Trung Nam Mỹ
Một số thông tin thú vị về Khỉ Đột Núi có thể bạn chưa biết:
- Khỉ đột núi sẽ bình minh muộn hơn thường lệ nếu như khi thức dậy trời lạnh và âm u - Trông to lớn là vậy nhưng Khỉ đột núi lại có chứng sợ một số loài bò sát và côn trùng. Chúng cũng sợ dính nước, khi băng qua suối thường nhảy lên các bậc đá hoặc cành cây. - Khỉ đầu đàn lớn nhất được ghi nhận nặng 267 kg và cao 1,83 mét ở Ambam, CameroonAlbum ảnh
[smartslider3 slider=113]