Tên thường gọi: Khủng long cổ dài
Tên khoa học: Mamenchisaurus sinocanadorum
Loài: Khủng long
Chế độ ăn: Động vật ăn cỏ
Kích thước: xấp xỉ 25-30 mét (cổ dài 10-15 mét)
Tình trạng trong Sách Đỏ: Đã tuyệt chủng

1. Phần cổ làm nên thương hiệu của Mamenchisaurus


Sống trong kỷ nguyên của các loài khủng long nhưng sinh vật đặc biệt này đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng về kích thước vĩ đại, riêng phần cổ đã dài từ 10-15 mét. Điều này đã được các nhà cổ sinh vật học khẳng định qua các mẫu hoá thạch từ những năm 1972, 1993 và 2001 tại Trung Quốc. Chúng đánh bật các loài động vật hiện đại về sự khổng lồ như Cá mập trắng với độ dài cơ thể 6 mét, Hươu cao cổ với cổ dài tối đa 2 mét…

Video:

2. Tên gọi của Khủng long cổ dài

Mamenchisaurus là pháp danh khoa học của loài động vật này, tuy nhiên tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, nơi tìm thấy hoá thạch đầu tiên của chúng (năm 1952) đã quyết định lấy tên với nghĩa Hán – Việt là “Thằn lằn suối Mã Môn” để đánh dấu sự kiện quan trọng. Trong đó, “Mamenchi” là suối Mã Môn và Saurus trong tiếng Hy Lạp để chỉ loài Thằn lằn nói chung.

3. Mamenchisaurus là loài khủng long lớn nhất thế giới


Các nhà cổ sinh vật học luôn nỗ lực tìm kiếm những mảnh ghép còn lại của động vật thời tiền sử, vô số những loài khác vẫn đang nằm rải rác ở dưới lớp đất đá kia. Nhưng tới thời điểm hiện tại, có thể khẳng định Mamenchisaurus là loài khủng long lớn nhất thế giới với chiều dài lên tới 37 mét.

4. Răng của Mamenchisaurus

động vật ăn cỏ, Mamenchisaurus phát triển bộ răng mà không có răng nanh, nhưng những chiếc răng có hình chiếc “bút chì” hoặc lá non. Khiến cho loài này có thể ăn được lá cây, các loại cỏ khô, cành cây, các cây lá cứng bằn việc nghiền nát chúng.

5. Chiếc đuôi của Mamenchisaurus

Có một số điều thú vị là Khủng long cổ dài Mamenchisaurus còn là một trong những loài khủng long ở châu Á hiếm hoi được xếp vào danh sách “những loài sở hữu chiếc đuôi dài“. Phần đuôi không chỉ giúp kích thước khổng lồ của chúng đạt sự cân bằng nhất định trong quá trình di chuyển mà còn là thứ vũ khí hữu hiệu nếu gặp phải loài khủng long ăn thịt khác tấn công.

6. Thời kì sống của Mamenchisaurus


Mamenchisaurus sống hầu hết ở cuối kỷ Jura trong khoảng giữ Oxford và Tithonus, điều này không khó để nhận ra khi các nhà cổ sinh vật học sử dụng công nghệ quét mẫu và phân tích trầm tích còn sót lại. Chúng có thời đại hoàng kim là khoảng 160-145 triệu năm TCN.

7. Phần xương cổ của Mamenchisaurus


Có bao giờ các bạn tự hỏi là với trọng lượng khổng lồ, làm sao phần xương cổ của chúng có thể chịu được một khối lượng lớn 50-75 tấn như vậy thì câu trả lời đây. Năm 1952, giáo sư Dương Trung Kiến (Trung Quốc) đã phát hiện ra hoá thạch của chúng. Mẫu hoá thạch đã không còn giữ được nguyên vẹn tuy nhiên phần cổ gồm 14 đốt xương sống được bảo quản trong tình trạng không thể tốt hơn. Ước tính chiều dài của con khủng long này là khoảng trên dưới 30 mét với 14 đốt sống cổ dài 13-15 mét. Chiếc cổ khổng lồ vận dụng để giúp đỡ Mamenchisaurus tìm kiếm thức ăn ở mọi độ cao, từ luồn rúc vào bụi rậm hay đưa cổ lên ngọn cây để ăn chồi non.

8. Tính biểu tượng của Mamenchisaurus

Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác luôn coi loài Rồng (không có thật) làm một biểu tượng thiêng liêng. Trong một số ghi chép được các nhà sử học Trung Quốc ghi lại thì ở thời nhà Tấn (năm 266–420 sau thời Tam Quốc và trước thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc). Có ghi chép một số chi tiết khi người dân thời này phát hiện ra xương rồng với phần xương cổ dài cả chục mét khiến mọi người luôn thờ tụng và tin rằng rồng có thật. Tuy nhiên, đó chính là xương của loài Mamenchisaurus.

Thêm nữa, Mamenchisaurus chính là loài động vật được Thegioidongvat.co lấy làm LOGO vì tính biểu tượng và sự vĩ đại của chúng.

Leave a comment