Rùa nước ngọt mai mềm khổng lồ là loài động vật đặc hữu chỉ có ở miền đông nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam.
Tháng Giêng năm 2016, một cá thể tại Việt Nam đã chết, gần đây một cá thể Rùa mai mềm khổng lồ sông Dương Tử cuối cùng đã chết trong điều kiện nuôi nhốt tại vườn thú Tô Châu, Trung Quốc. Khiến cho các nhà bảo tồn loài động vật này cực kỳ lo lắng khi chỉ còn lại một con đực trong vườn thú (Trung Quốc) và số ít con khác trong tự nhiên. Ngay lập tức, các nhà bảo tồn Rùa trên thế giới đã tới làm việc với giám đốc Wang thuộc Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã Trung Quốc để tìm ra một cá thể Rùa cái trong tự nhiên. Tuy nhiên việc này không đơn giản bởi các con sông thuộc tỉnh Vân Nam, Trunng Quốc nay đã bị ô nhiễm nguồn nước khiến rùa mất đi môi trường sống, chưa kể đến nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

Mọi nỗ lực gần như vô vọng thì các ngư dân địa phương đã báo cáo, có một số con rùa lớn đang bơi ở phía sông Hồng (vùng thượng lưu tỉnh Vân Nam). Cùng với đó là thông tin về việc hai cá thể Rùa ở Việt Nam nhưng không ai xác định được giới tính của chúng. Nếu các cá thể được phát hiện này thuộc giới tính khác nhau hy vọng rằng chúng có thể được đưa về trung tâm để tiến hành phối giống.

Có lẽ việc đau đầu với các nhà bảo tồn là việc cái chết của Rùa cái tại Trung Quốc diễn ra trong điều kiện nuôi nhốt mà chưa phối được giống với Rùa đực sống cùng. Rick Hudson, chủ tịch của Turtle Survival Alliance (Liên minh bảo tồn Rùa) cho biết: “Con Rùa cái này đã hơn 100 tuổi, nó đang nằm trong độ tuổi sinh sản. Thế nhưng cái khó ở đây là Rùa đực sống cùng đã bị thương trước đó. Dương vật của Rùa đực chỉ còn 75% kích thước ban đầu. Vì vậy nhóm nghiên cứu đã thực hiện thụ tinh nhân tạo nhưng sau 4-5 lần thử đều không thành công“.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không bó tay và quả quyết năm nay mọi chuyện sẽ khác. Chúng ta đã có mẫu tinh dịch tốt nhất, khi đó việc cấy ghép vào ống dẫn trứng sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.

Bây giờ hoặc không bao giờ

Giống như giám đốc Wang tại Trung Quốc, Rick Hudson cho biết vẫn còn có lý do để tin rằng Rùa mai mềm khổng lồ sông Dương Tử có thể được tìm thấy và nhân giống.

Trước đó, năm 2012 Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (ATP) có thông tin thông qua một bức ảnh mờ được chụp tại Việt Nam phát hiện thêm một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây). Một bức ảnh khác được chụp vào năm 2017, vì vậy các nhà khoa học bắt đầu tới đây, lấy mẫu nước của hồ mang đi phân tích để tìm dấu vết DNA của hậu duệ cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm. Tới năm 2018, kết quả đã chỉ rõ, tại đây có một cá thể Rùa khổng lồ đang sinh sống. Vào mùa hè năm nay, Hudson và các cộng sự sẽ cố gắng vây bắt rùa Xuân Khanh để xác định giới tính và tiến hành lắp cho nó một chiếc máy phát tín hiệu. Nếu thành công, nhóm cũng sẽ thử công việc tương tự tại hồ Đồng Mô – nơi cũng được cho là có 2 cá thể khác đang sinh sống.

Vấn đề là tại khu vực các hồ này vẫn là nơi mưu sinh của nhiều hộ dân, vì thế nguy cơ mắc vào lưới hoặc cố tình bị giết thịt hoặc đem bán là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy vậy, công tác bảo tồn các loài động vật nói chung và Rùa khổng lồ nói riêng vẫn sẽ có sự cố gắng hết mình của các đơn vị bảo tồn nhưng chúng ta – những người có trách nhiệm đừng quay lưng trước việc biến mất của chúng.

Tìm hiểu thêm: Rùa Khổng Lồ Galápagos – một trong những loài có tuổi thọ lớn nhất thế giới

Leave a comment