Động vật đơn bào hay động vật nguyên sinh (tên tiếng Anh là Protozoan) bao gồm một lượng lớn và đa dạng các vi sinh vật cực nhỏ hoặc siêu vi. Đặc điểm nhận dạng của chúng là sống đơn tế bào hoặc trong các mà sống như một tế bào đơn hoặc trong các khuẩn lạc đơn giản (tập đoàn vi khuẩn). Trước đây do phụ thuộc vào bộ phận di chuyển và cấu tạo của nhân tế bào, động vật nguyên sinh được chia làm 5 loại cơ bản là:
– Sarcodina tức trùng chân giả
– Mastigophora tức trùng roi
– Ciliophora tức trùng lông
– Sporozoa tức trùng hình cầu
– Opalinida
Có tới 26,000 loài phân bố rộng khắp trên toàn thế giới, chúng được tìm thấy ở vùng Nam cực lạnh giá, sa mạc Sahara rộng lớn hay cả trong lòng đại dương. Một số khác lại là ký sinh trùng trong cơ thể của người hoặc động vật.
1. Cấu trúc tế bào và chức năng của động vật nguyên sinh
Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh là có cấu trúc đơn bào gồm một khối tế bào với một hoặc nhiều nhân. Giống như tất cả các tế bào khác, chúng được bao phủ bởi một màng tế bào mỏng, ngoài ra lớp màng cứng bên ngoài sẽ quyết định hình dạng của chúng. Mặc dù kích thước siêu vi nhưng động vật đơn bào có thể thực hiện toàn bộ chức năng trao đổi chất của động vật như tiêu hóa, bài tiết, hô hấp và phối hợp vận động. Cá biệt một số nguyên sinh cấu trúc bên trong tế bào phức tạp hơn các tế bào của động vật đa bào.
2. Tiêu hóa
Một số loài động vật nguyên sinh có hệ thống tiêu hóa khá phức tạp thường ăn các vi sinh vật có kích thước lớn hơn. Thức ăn của chúng được tiêu hoá bằng các enzyme, sau đó các chất thải được vận chuyển đến bề mặt tế bào hoặc được lưu trữ trong các Vacuoles (không gian bọt khí trong tế bào chất). Những loài không có hệ thống tiêu hóa sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan qua màng tế bào.
3. Hô hấp
Quá trình hô hấp của động vật nguyên sinh được thực hiện bằng sự khuếch tán khí hoà tan thông qua màng tế bào. Oxy sẽ được Oxy hoá các phân tử thực phẩm, sản sinh ra năng lượng và các phân tử hữu cơ được sử dụng và nuôi dưỡng tế bào. Bên cạnh đó, Carbon dioxide và nước, các chất thải của quá trình oxy hóa sẽ tự động khuếch tán ra khỏi tế bào.
4. Sinh sản
Cách sinh sản của động vật nguyên sinh thường là sinh sản vô tính, chủ yếu xảy ra do sự phân chia tế bào hoặc sự phân hạch nhị phân. Một số loài khác sinh sản vô tính bằng cách nảy chồi hoặc do sự hình thành của bào tử (tế bào sinh sản tạo ra một tế bào mới mà không cần thụ tinh).
Không chỉ có vậy, động vật nguyên sinh cũng có thể hoạt động sinh sản như bình thường. Lúc này sự phân chia tế bào xảy ra khi hai cá thể liên kết với nhau bằng “lông rung” (ciliates) bằng cách liên hợp, từ đó trao đổi các nhân trong tế bào.