Now Loading

10 Loài Sinh Vật Có Vẻ Ngoài Kỳ Quái Nhất Dưới Đáy Biển Sâu

Những sinh vật có vẻ ngoài kỳ quặc không chỉ cư trú trên bề mặt trái đất, mà còn cả ở dưới đáy biển với độ sâu lên tới 1.000 dải (1.800 m, 5.900 feet) hoặc tậm chí còn sâu hơn. Cuộc sống dưới đáy đại dương luôn là một chủ đề hấp dẫn thôi thúc các nhà khoa học tìm hiểu nhưng chưa một ai thực sự nắm rõ về vương quốc kì ảo xa xôi đó. Vì vậy, hãy cùng Thegioidongvat.Co tìm hiểu về những điều bí mật của đại dương thông qua danh sách “10 loài sinh vật có vẻ ngoài kỳ quái nhất dưới đáy biển sâu” ngay dưới đây nhé:

Sứa đỏ khổng lồ

Sứa đỏ khổng lồ có màu đỏ sáng và chiều dài cơ thể lên tới 1 mét. Thay vì sử dụng xúc tu, loài sứa khổng lồ này lại sử dụng những cánh tay mềm mại nhưng vô cùng nguy hiểm để tóm lấy con mồi.

Cá nóc hòm

Cá nóc hòm là một loài cá nhỏ có màu hồng trông gần giống như một quả bóng, với cơ thể được bao phủ bởi những chiếc gai nhọn mảnh và sắc. Đặc biệt, loài cá này có thể đánh lừa kẻ thù bằng cách làm phồng cơ thể để khiến chúng trông to lớn hơn.

Bọ Giáp xác chân khớp

Còn được gọi là Sinh vật phù du hay Phiêu sinh vật, Bọ giáp xác chân khớp là một loài động vật khá nhỏ và không dài quá 1 inch (0.02 m). Thức ăn yêu thích của chúng là các loài động vật không xương sống nhỏ, xác động vật và tảo.

Rồng đen Thái Bình Dương

Mặc dù có kích thước không được to lớn lắm nhưng đây đích thị là một loại rồng biển nhé. Trong khi những con cái có chiếc râu dưới cằm dài, hàm răng nhọn và chiều dài cơ thể lên tới 2 feet (0.6 m) thì những con đực có màu hơi nâu, nhỏ hơn và thường không dài quá 3 inch(7,6cm). Chúng thậm chí còn không có dạ dày, cằm và cũng chẳng có răng. Có một điều đáng buồn là những con đực chỉ sống sót trong một thời gian rất ngắn nhằm mục đích duy trì nòi giống mà thôi.
Xem thêm: 10 loài Khủng Long Kỳ Quái nhất từng sinh sống trên Trái Đất

Cá răng sứt

Việc sở hữu những chiếc răng đặc biệt sắc nhọn như những lưỡi câu giúp Cá răng sứt có thể bắt được con mồi một cách dễ dàng . Một số cá thể có thể phát triển chiều dài lên tới 2 feet(0.6 m).Tuy nhiên, phần lớn loài sinh vật này lại không được to lớn đến vậy.

Cá mắt thùng ( hay Cá mặt quỷ )

Còn được được biết đến với tên gọi Cá mặt quỷ, những sinh vật này được bao bọc trong một mái vòm lớn trong suốt với các mô mềm. Đặc biệt, chúng có hai con mắt hướng lên trên giúp chúng có thể dễ dàng nhìn thấy kẻ thù hoặc con mồi.

Cua nhện khổng lồ ( hay Cua nhện Nhật Bản )

Cua nhện khổng lồ, hay còn được gọi là Cua nhện Nhật Bản, thường ăn tảo, cá và các loại thực vật khác. Chúng có thể nặng đến 42 pounds (19 Kg) và chiều dài sải chân lên tới 12 feet (3,6 m).

Cá mập phơi ( hay Cá Nhám phơi nắng )

Cá mập Voi là những kẻ kiếm ăn thụ động. Chúng thường lọc các động vật không xương sống, các loài cá nhỏ và các sinh vật phù du bằng chiếc miệng lớn của mình với dung tích có thể lên tới 2.000 tấn nước mỗi giờ. Tuy nhiên, chúng cũng thường xuyên bị săn bắt để lấy da và thực phẩm.

Giun biển đầu móc ( hay Giun vòi biển )

Loài giun biển này có thể phát triển chiều dài lên tới 2 mét. Chúng cũng là một loài động vật ăn xác dưới đáy biển với món khoái khẩu là cá, hải quỳ, sứa và bọt biển.
Khám phá: 10 Loài Động Vật Có Khả Năng Sinh Sản Vô Tính

Giun thây ma ( hay Giun ăn xương )

Giun thây ma thường sinh sống trong những bộ xương cá voi đã chết. Không có ruột, hậu môn hay thậm chí cả miệng, loài giun biển này tồn tại bằng cách tiết ra một loại axit có thể làm phân hủy xương cá voi, và đây cũng chính là món ăn yêu thích của chúng. Ngoài ra, giun thây ma cũng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác với sự trợ giúp đắc lực là những vi khuẩn cộng sinh.
Tags:

Tác giả chuyên nghiệp
Tôi là một tác giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và viết về động vật. Với niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên, tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu sâu về đời sống hoang dã, tập tính sinh học, và vai trò của các loài trong hệ sinh thái. Tôi sẽ mang đến cho độc giả kiến thức chân thực nhất về Thế giới động vật hoang dã muôn loài.
View all posts