Tên thường gọi: Sư tử biển Steller Tên khoa học: Eumetopias jubatus Loại: Động vật có vú Chế độ ăn: Động vật ăn thịt Kích thước trung bình: khoảng 19,7- 4 cm Trọng lượng trung bình: 1,2 tấn Tình trạng trong Sách Đỏ: Sắp bị đe dọa (Near Threatened)
Sinh sản của Sư tử biển Steller
Quá trình sinh sản của sư tử biển Steller là một trong những công cuộc vĩ đại nhất trong thế giới tự nhiên. Những con đực phải xây dựng các mối quan hệ với cá thể trong đàn, đồng thời bảo vệ vùng lãnh thổ của chúng trên biển để sinh sản. Hầu hết những con đực đều không có khả năng bảo vệ lãnh thổ cho tới khi chúng đủ 9, 10 tuổi Con cái bắt đấu sinh sản khi chúng được 5 tuổi và thường đẻ một con mỗi năm. Sư tử biển mẹ chăm sóc và nhận biết đàn con của chúng bằng khứu giác nhạy bén. Chúng bơi vào bờ để tìm thức ăn và trở về sau một ngày săn bắt – chúng nhận ra con dựa vào mùi hương và sự tiếp xúc cơ thể giữa mẹ và con.Đọc thêm: Cá Mập Trắng – Sát Thủ Máu Lạnh Của Đại Dương
Sự suy giảm về số lượng loài
Mặc dù sư tử biển Steller đã được bảo vệ nhưng số lượng loài này vẫn suy giảm đáng kể vào những năm 1980 và 1990. Sư tử biển Steller bị săn bắt và trở thành món hàng hóa trong một khoảng thời gian dài, ngoài cung cấp thực phẩm, lớp da của chúng cũng được tận dụng để thiết kế trang phục, phụ kiện, thậm chí râu của chúng còn được sử dụng như dụng cụ làm sạch ống thuốc (vào thế kỷ 19). Sư tử biển Steller được coi như mối đe dọa về sự phát triển của nguồn cá đối với ngư dân vì vậy số lượng của chúng càng ngày càng sụt giảm. Ước tính số lượng của loài sinh vật biển này đã giảm 70-80% kể từ năm 1970. Năm 1997, quần thể Sư tử biển Steller đã được Tổ chức Sách Đỏ IUCN đưa vào tình trạng nguy cấp, có nguy cơ cao đối mặt với sự tuyệt chủng. Ngay lập tức, các quốc gia như Nga, Mỹ, Canada... đã ra hàng loạt đạo luật cấm người dân săn bắt và thương mại loài động vật này.Một số thông tin thú vị về Sư tử biển Steller có thể bạn chưa biết:
- Lịch sử từng ghi lại đã có trường hợp Sư tử Steller ăn thịt đồng loại. - Có thể gây ảnh hưởng tới quần thể cá của ngư dân, các nhà quản lý thường ngăn chặn Sư tử biển xâm nhập vùng biển này bằng đạn cao su, thiết bị tạo tiếng ồnAlbum ảnh
[smartslider3 slider=72]