Cá Ngừ thuộc họ cá thu ngừ, phân bố rộng khắp tại nhiều vùng biển trên thế giới ở điều kiện vùng nước nhiệt đới hoặc ôn đới, trong đó có Việt Nam, được khai thác nhiều nhất ở vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,…

Tên thường gọi: Cá ngừ

Tên khoa học: Thunnus

Ngành: Động vật có dây sống

Chế độ ăn: Động vật ăn thịt

Lớp: Cá vây tia

Bộ: Cá vược

Họ: Cá thu ngừ hay cá bạc má

Cân nặng: 0,5 – 4kg đối với loài kích thước nhỏ; 1,6 – 64kg đối với loài di cư đại dương

Kích thước: 140 – 750mm đối với loài kích thước nhỏ; 240 – 2000mm đối với loài di cư đại dương

Tuổi thọ trung bình: 10 – 12 năm

Đặc điểm hình dáng và sinh thái

cá ngừ

  • Cá ngừ có thân hình thoi, dài, hai bên hơi dẹt; đuôi hình lưỡi liềm
  • Mắt to, vảy trên thân rất nhỏ, tập trung nhiều ở phần lưng gần phần đầu
  • Lưng màu xanh sẫm ánh kim; nửa thân dưới và bụng màu trắng nhạt
  • Hai vây lưng gần nhau, vây lưng thứ nhất màu vàng sẫm, vây lưng thứ hai và vây hậu môn màu vàng nhạt, sau vây lưng có các vây phụ nhỏ màu vàng tươi có viền đen; vây ngực khá dài
  • Cá ngừ thường tập trung thành đàn và di cư cùng với một số loài khác
  • Cá ngừ thành thục khi được 4-5 năm tuổi với kích thước vào khoảng 89 – 94cm, cá đực có kích thước lớn hơn cá cái.
  • Tuổi thọ trung bình của chúng vào khoảng 10 – 12 năm trong tự nhiên

Tập tính sinh sản

cá ngừ

  • Mùa sinh sản của cá ngừ thường rơi vào mùa hè. Chúng đẻ trứng, mỗi con cá ngừ trưởng thành có thể đẻ 2 – 3 triệu trứng mỗi mùa sinh sản và được chia thành 2 lần, lần sau cách lần trước 2 ngày.
  • Cá ngừ thụ tinh ngoài với cá cái đẻ trứng, sau đó cá đực phóng thẳng tinh trùng vào nước; bề ngoài của trứng được phủ một hợp chất nhờn giúp trứng nổi lên
  • Sau 48h thụ tinh, trứng sẽ nở thành cá

Mùa vụ khai thác

cá ngừ

  • Tại Việt Nam, mùa khai thác cá ngừ gồm 2 vụ: vụ chính bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 và vụ phụ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau
  • Để khai thác cá ngừ, ngư dân thường dùng lưới vây, lưới rê, câu hay đăng
  • Cá ngừ được khai thác nhiều để phục vụ nhu cầu tiêu thụ lớn hải sản trong nội địa và ngay cả xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế khác như Mỹ, Nhật Bản, các nước châu Âu và một số nước châu Á.

Đừng bỏ qua: Cá Thu và 10+ thông tin cơ bản cần biết

Các loại cá ngừ phổ biến ở Việt Nam

Căn cứ vào kích thước cơ thể và tập tính di cư, cá ngừ tại Việt Nam được chia thành 2 nhóm nhỏ là:

– Cá ngừ nhỏ, phân bố địa phương

Nhóm này có kích thước nhỏ, khoảng 140 – 750mm và nặng khoảng 0,5 – 4kg, gồm các loại:

Cá ngừ ồ

  • Tên tiếng Anh: Bullet tuna
  • Tên khoa học: Auxis rochei (Risso,1810)
  • Phân bố: vùng biển miền Trung
  • Mùa vụ khai thác: Quanh năm
  • Ngư cụ khai thác: Lưới vây, vó, rê, đăng
  • Kích thước khai thác: từ 140 – 310 mm, chủ yếu 260 mm

Cá ngừ chù

  • Tên tiếng Anh: Frigate mackerel
  • Tên khoa học: Auxis thazard (Lacepede,1803)
  • Phân bố: vùng biển miền Trung, Đông và Tây Nam Bộ
  • Mùa vụ khai thác: Quanh năm
  • Ngư cụ khai thác: Lưới vây, rê, đăng
  • Kích thước khai thác: Dao động 150 – 310 mm, chủ yếu 250 – 260 mm

Cá ngừ chấm

  • Tên tiếng Anh: Eastern little tuna
  • Tên khoa học: Euthynnus affinis (Canner, 1850)
  • Phân bố: vùng biển miền Trung và Nam Bộ
  • Mùa vụ khai thác: Quanh năm
  • Ngư cụ khai thác: Lưới vây, rê, đăng
  • Kích cỡ khai thác: 240 – 450 mm, chủ yếu 360 mm

Cá ngừ bò

  • Tên tiếng Anh: Longtail tuna
  • Tên khoa học: Thunnus tonggol (Bleeker, 1851)
  • Phân bố: vịnh Bắc bộ, Trung bộ, Tây Nam bộ
  • Mùa vụ khai thác: Quanh năm
  • Ngư cụ khai thác: Lưới rê, câu, đăng, vây
  • Kích thước khai thác: 400 – 700 mm

Cá ngừ sọc dưa

  • Tên tiếng Anh: Striped tuna
  • Tên khoa học: Sarda orientalis (Temminek & Schlegel, 1844)
  • Phân bố: vịnh Bắc bộ, vùng biển miền Trung
  • Mùa vụ khai thác: Quanh năm
  • Ngư cụ khai thác: Đăng, rê, vây, câu, mành
  • Kích thước khai thác: 450 – 750 mm

cá ngừ

– Cá ngừ di cư đại dương

Cá ngừ di cư đại dương hay cá ngừ đại dương là loài có kích thước lớn, khoảng 240 – 2.000mm và nặng khoảng 1,6 – 64kg, gồm các loại

Cá ngừ vằn

  • Tên tiếng Anh: Skipjack tuna
  • Tên khoa học: Katsuwonus pelamis (Linnaeus, 1758)
  • Phân bố: vùng biển miền Trung, vùng biển khơi
  • Mùa vụ khai thác: Quanh năm
  • Ngư cụ khai thác: Lưới rê, vây, câu vàng, câu giật, câu kéo
  • Kích thước khai thác: 240 – 700 mm, chủ yếu 480 – 560 mm

Cá ngừ vây vàng

  • Tên tiếng Anh: Yellowfin tuna
  • Tên khoa học: Thunnus albacares (Bonnaterre, 1788)
  • Phân bố: vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam bộ
  • Mùa vụ khai thác: Quanh năm
  • Ngư cụ khai thác: Câu vàng, rê, đăng
  • Kích thước khai thác: Đối với lưới rê, kích thước dao động 490 – 900 mm, đối với câu vàng 500 – 2.000 mm

Cá ngừ mắt to

  • Tên tiếng Anh: Bigeye tuna
  • Tên khoa học: Thunnus obesus (Lowe, 1839)
  • Phân bố: ở vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam bộ
  • Mùa vụ khai thác: Quanh năm
  • Ngư cụ khai thác: Câu vàng, rê, đăng
  • Kích thước khai thác: 600 – 1.800 mm

Thức ăn của cá ngừ

cá ngừ

  • Cá ngừ là động vật ăn thịt. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loại cá mòi, cá trống, cá mòi cơm, cá trích, cá nục, mực ống, giáp xác, thậm chí ăn cả ấu trùng và động vật phù du.
  • Cá ngừ có tỷ lệ trao đổi chất cao, vì thế, chúng cần một lượng thức ăn lớn mỗi ngày, khoảng ¼ trọng lượng cơ thể mới đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng cần thiết để sinh trưởng và phát triển tốt.

Một số sự thật thú vị khác

cá ngừ

  • Mỗi năm, cá ngừ di chuyển một quãng đường xa không tưởng để tìm đến được những vùng nước có nhiều thức ăn và để đẻ trứng
  • Cá ngừ bơi rất nhanh, chúng có khả năng bơi với vận tốc lên đến 80km/h
  • Trong tự nhiên, cá ngừ phải bơi liên tục để đảm bảo việc hít thở diễn ra bình thường
  • Khi bơi, cá ngừ luôn mở miệng, tiêu thụ một lượng nước giàu khí oxy di chuyển vào mang

Xem thêm: 8 Loại Cá Chim Phổ Biến Nhất Hiện Nay Và 10+ Thông tin Thú Vị Cần Biết

Leave a comment