Tên thường gọi: Cú sừng
Tên khoa học: Bubo virginianus
Lớp: Chim
Chế độ ăn: Động vật ăn thịt
Tuổi đời: 13 năm
Kích thước: Từ 0.5 tới 0.9 mét
Cân nặng: khoảng 1 kg

Giới thiêu về cú sừng

Dù có tên “Cú sừng” nhưng sự thật thì loài chim này lại không có một cái sừng nào cả! Cái tên của loài này được đặt theo hai chùm lông dựng đứng lên ở chỏm đầu của chúng. Các nhà khoa học cũng không thể giải thích tại sao cú sừng lại có một đặc điểm cơ thể thú vị như vậy. Giả thuyết của họ cho rằng, phần lông đó giúp cú và các đồng loại của mình có thể nhận ra nhau trong môi trường xung quanh, đồng thời, đây cũng là một tấm “áo” ngụy trang giúp loài này trông giống như một cành cây lớn bị gãy nhằm che mắt những con thú săn mồi. Nếu bạn thấy điều này thú vị, Cùng Thegioidongvat.Co tìm hiểu tiếp nhé!

Đặc điểm

– Cú sừng là một trong những loài cú phổ biến nhất ở Bắc Mỹ, chúng được tìm thấy ở nhiều môi trường khác nhau như: rừng, đầm lầy, sa mạc, rừng mưa nhiệt đới, thành phố, các vùng ngoại ô và công viên. Tiếng kêu của cú rất riêng biệt, vì vậy bạn có thể nhận ra chúng khi đi lại trên lãnh thổ Bắc Mỹ. Chúng còn có khả năng tạo ra các âm thanh khác nhau, ví dụ như còi, tiếng sủa,tiếng rít và cả tiếng hét nữa.

– Cú sừng là loài chim sống về đêm. Chúng có đôi mắt to cùng con ngươi dãn rộng, nhờ đó, nó có thể phát hiện con mồi của mình ngay trong màn đêm tối tăm. Không giống như con người, cú có thể xoay đầu của mình tới hơn 180 độ để nhìn tất cả mọi hướng. Đôi cánh của loài này ngắn nhưng rộng cho phép chúng bay băng băng qua cả một khu rừng. Phần lông của cú sừng rất mềm mại, vì vậy, chúng dễ dàng tiếp cận con mồi mà không hề gây ra chút tiếng động nào.

– Cú sừng có màu sắc khác nhau tùy theo nơi chúng sinh sống. Những chú chim đến từ vùng Tây Bắc Thái Bình Dương thường có bộ lông sẫm màu. Các cá thể phát triển ở phía Tây Nam lại có màu nhạt và ngả xám hơn. Ngoài ra, lông của giống cú ở tiểu vùng Canada lại gần như trắng tinh.

Hành vi

Thức ăn của cú sừng khá đa dạng, từ những loài gặm nhấm nhỏ đến những con chồn hôi và ngỗng. Giống như những loài cú khác, thỉnh thoảng, chúng cho hết cả cơ thể con mồi vào mồm sau đó mới nôn ra những bộ phận nhỏ như xương, lông, cùng các phần mà cú sừng không muốn ăn.

Sinh sản

Tuy là những con thú ăn thịt dữ dội trong “chiến trường“, nhưng khi trở về với gia đình, cú lại là những “người cha“, “người mẹ” tuyệt vời. Cú cùng bạn tình của mình sau khi giao phối với nhau sẽ cùng tìm tổ (thường là những chiếc tổ bỏ hoang từ một loài chim có kích thước lớn nào đó), sau đó, đôi bạn đời sẽ bảo vệ tổ khỏi bị xâm nhập bằng mọi giá. Cú con sau khi được sinh ra từ 10 tới 12 tuần tuổi sẽ có đủ khả năng bay lượn. Thời gian ấp trứng của cú mẹ dao động từ 28 đến 37 ngày, trung bình là 33 ngày. Con cái thường một mình ấp trứng và hiếm khi ra khỏi tổ, những lúc như vậy, giống đực sẽ làm nhiệm vụ kiếm ăn và mang đến cho con cái bồi bổ sức khỏe ngay sau khi trời tối.

Những thông tin thêm về cú sừng có thể bạn chưa biết:

− Cú sừng là những kẻ săn mồi dữ tợn. Thức ăn của chúng có thể là những con mồi có kích thước lớn, bao gồm cả những con thú ăn thịt như chim ó cá, cắt lớn, cắt thảo nguyên và một số sinh vật cùng loài khác.
− Móng vuốt của cú sừng có đủ khả năng để bóp nát xương sống một con mồi lớn
− Cá thể cú sừng lâu đời nhất từng được ghi nhận là 28 tuổi khi nó được tìm thấy ở Ohio vào năm 2005

Hình Ảnh

[smartslider3 slider=177]

Leave a comment