Nếu có ai sợ gián thì các bạn đã có chung nỗi sợ với một người trong đội ngũ phát triển của
Thegioidongvat.Co . Loài động vật gớm ghiếc này có chiều dài từ 15-30 mm và được phân bố ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất, mặc dù số đa dạng về số loài (
khoảng trên 4500 loài) nhưng chỉ có khoảng 30 loài gián đặc trưng sống bên cạnh con người. Thôi không lan man nữa, cùng tìm hiểu 10 thông tin cần biết về gián ngay dưới đây.
Phần lớn gián không gây hại
Bạn là một người sống bừa bộn, không thường xuyên dọn dẹp căn hộ, xin chúc mừng đây là nơi lý tưởng cho gián phát triển. Trong số trên 4500 loài gián đã nói ở trên chỉ có khoảng
4 loài có khả năng gây hại, thực tế gián có thể truyền các mầm bệnh lên những nơi chúng đặt chân đến như bàn chải đánh răng, khăn mặt, đồ ăn, chén, đĩa...
Đọc tiếp: 7 điều thú vị mà bạn không biết về Chuồn Chuồn
Có thể nhịn ăn trong thời gian dài
Gián ưa thích đồ ăn như mỡ, dầu, bột chiên, vỏ bao quanh đồ ăn, thậm chí cả tóc. Chính vì khả năng tiêu hóa những thứ không có chất dinh dưỡng nên gián có thể
nhịn ăn mà vẫn tồn tại trong khoảng thời gian dài. Trong tự nhiên, gián là loài động vật chuyên xử lý các chất thải hữu cơ, có thể coi như "
người lao công" trong thế giới động vật.
Tổ tiên của gián
Nếu có thể du lịch xuyên thời gian trở về kỷ Jura, các bạn sẽ ngạc nhiên khi bên cạnh khủng long là tổ tiên của loài gián. Những hóa thạch cho thấy chúng xuất hiện cách đây khoảng 350 triệu năm
thuộc kỷ Than Đá.
Khả năng luồn lách
Gián thích sống trong môi trường ẩm ướt, tối tăm. Vì thế chúng hay tìm các khe tường, tủ, giường... Một con gián nhỏ có thể chui vừa các khe hẹp chỉ bằng đồng xu, trong khi các con gián lớn hơn có thể nằm im trong những khe nhỏ chỉ bằng 1/4 cơ thể chúng.
Gián có được các vitamin từ vi khuẩn sống trong cơ thể của chúng
Gián mẹ sẽ bảo vệ trứng bằng cách phủ lên chúng một lớp vỏ dày có tên gọi Ootheca (
Ootheca trong tiếng Hy Lạp là buồng trứng). Mỗi lần như thế chúng có thể bảo vệ được 14-40 trứng tùy loài. Gián mẹ có thể mang những kén trứng này bên mình hoặc gắn chúng lên một bề mặt an toàn để bảo vệ con.
Gián sống cộng sinh với vi khuẩn
Trong lịch sử hàng triệu năm tiến hóa, gián đã có mối quan hệ cộng sinh với các loài vi khuẩn đặc biệt trên cơ thể của chúng. Những vi khuẩn này sống trong loại tế bào đặc biệt có tên Myelocyte, đây là một tế bào thuộc chuỗi granulocytic, giúp gián có thể truyền từ mẹ sang con. Các tế bào cộng sinh này đã ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ vitamin và axit amin cần thiết cho gián, tuy nhiên chúng cũng giúp gián phân biệt được đâu là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.
Đọc thêm: 10 Sự thật hấp dẫn nhất định phải biết về Bọ Chét
Gián vẫn sống khi mất đầu
Các thí nghiệm khoa học cho thấy đầu gián không chứa toàn bộ những bộ phận quan trọng giúp gián duy trì sự sống, vì vậy nếu có mất đầu thì chúng vẫn có thể tồn tại trong một khoảng thời gian. Chúng vẫn có thể thở qua các lỗ nhỏ chạy dọc theo hai bên của cơ thể. Cũng nhờ khả năng nhịn ăn trong nhiều tuần giúp gián có thể đi lại bình thường. Nhưng do không có bộ phận trao đổi chất nên gián sẽ chết vì mất nước.
Gián sợ ánh sáng
Thực tế không phải vậy, chúng có thể nhận biết các mối nguy hiểm thông qua việc thay đổi của không khí. Chỉ mất khoảng 8,2 phần nghìn giây để chúng cảm nhận được sự thay đổi đột ngột của luồng khí xung quanh. Ngay lập tức gián sẽ di chuyển với tốc độ 80 cm/s để thoát khỏi mối nguy hiểm tiềm tàng.
Gián rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới
Gián trong nhà bếp của bạn chỉ có kích cỡ trung bình bởi người anh em khổng lồ tới từ rừng mưa nhiệt đới có tên Megaloblatta longipennis với sải cánh dài 18 cm hay loài Gián cỡ lớn ở Úc nặng
khoảng 33,5 gram, loài gián khổng lồ trưởng thành dài khoảng 9-11 cm.
Gián thích Thích Vani và bạc hà
Makoto Mizunami và đồng nghiệp của ông thuộc trường Đại học Tohoku, Nhật Bản đã phát hiện ra gián dễ bị kích thích bởi hương thơm của Vani hay bạc hà. Chỉ cần có mùi trong không khí, chúng sẽ điên cuồng tìm kiếm nơi phát ra mùi hương đặc biệt này.