Now Loading

8 hiểu biết về Ruồi mà bạn nhất định phải biết

Ruồi hay “ruồi nhà” là một trong số những loài côn trùng bạn thường xuyên phải "đối mặt". Bạn có biết ruồi xuất hiện trên Trái Đất từ bao giờ? và bạn có biết rằng con của ruồi là "giòi" rất có ích trong công tác xét nghiệm pháp y... Thegioidongvat.Co sẽ giới thiệu 8 thông tin thú vị về ruồi nhà có thể bạn chưa biết.

8. Ở đâu có người, ở đó có ruồi

Mặc dù bắt nguồn từ Trung Á nhưng loài ruồi đang hiện diện ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới. Ngoại trừ Nam Cực và một vài hòn đảo không người. Ruồi thuộc bộ Diptera bao gồm cả muỗi và một số loài khác nhưng loài ruồi nói chung rất có lợi cho hệ sinh thái của con người và các loài động vật. Trong khi chúng ta trải qua hàng triệu năm tiến hóa thì ruồi vẫn sống chung với loài người. Nếu một ngày loài người bị diệt vong có lẽ ruồi cũng sẽ chịu chung số phận.
Khám pháNhện Góa Phụ Đen- Kẻ ăn thịt bạn tình

7. Ruồi xuất hiện từ bao giờ

Lịch sử loài ruồi có lẽ trước con người rất lâu. Ruồi cùng "người anh em" thuộc họ Dipteran được các nhà khoa học cho rằng đã xuất hiện trong kỷ Phấn Trắng. Ngay trước khi thiên thạch rơi xuống và xóa sổ loài khủng long. Loài ruồi nhà có các hóa thạch cách đây 70 triệu năm.

6. Vòng đời của ruồi ... cực ngắn

Theo Wikipedia, ruồi nhà có chu kỳ sống khoảng 12-14 ngày, một ruồi cái đẻ khoảng 120 trứng một lần. Trứng sẽ nở thành giòi, giòi phát triển thành nhộng và sau đó là ruồi. Các nhà khoa học tính toán nếu ruồi không chết theo đúng chu kỳ, tiếp tục sống thì một cặp ruồi có thể sinh được khoảng 191 tỷ tỷ con ruồi, đủ để phủ đầy Trái Đất dày chừng vài mét.

5. Khả năng di chuyển của ruồi

Tiếng vo ve mà bạn nghe thấy của ruồi là do chúng thực hiện việc đập cánh khoảng 200 lần/giây (theo Wikipedia) và ruồi có thể di chuyển với tốc độ khoảng 7,2 km/h. Ở thành phố, ruồi dễ dàng tìm thấy thức ăn trong bán kính 1 km nhưng ở một số vùng nông thôn, chúng phải di chuyển quãng đường dài trên 10 km để đáp ứng "nhu cầu ăn uống". Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ruồi có khả năng bay quãng đường xa khoảng 32 km.
Tìm hiểu10 sự thật hấp dẫn nên đọc về Bọ Cánh Cứng

4. Khẩu vị của ruồi

Ngoài phấn hoa và mật thì thức ăn của ruồi là rác thải, phân động vật, nước thải, các chất thải của người như đờm, dãi, phân... Đặc điểm sinh học giúp ruồi có thể hút hoặc liếm thức ăn, quá trình hấp thụ dinh dưỡng của ruồi cũng đi kèm tiêu hóa và thải ra khiến những nơi chúng chạm vào đều có thể mang theo nhiều mầm bệnh.

3. Ruồi là động vật trung gian truyền bệnh

Nếu thiếu nước, ruồi trưởng thành chỉ có thể sống được trong 48 giờ. Do vậy tất cả những thực phẩm có dạng lỏng, nếu không được đậy kĩ có thể đã bị ruồi đậu vào. Đơn giản như các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như tả, kiết lỵ, giun. Nặng hơn có thể các bệnh về da như viêm da, bệnh phong hoặc liên quan tới mắt như nhiễm khuẩn mắt, giun mắt...

2. Chân ruồi là vị giác

Các "thụ thể vị giác" này có tên gọi là chemosensilla, được đặt ở phía đầu các chân. Giống như loài bướm, ruồi hay ruồi nhà đều dùng chân để nếm thử mùi vị của thức ăn nào đó. Nếu để ý kĩ chúng ta hoàn toàn có thể thấy bằng mắt thường, ruồi bay xung quanh và đậu vào nhiều vị trí khác nhau của thức ăn và dùng "vị giác" xác định mùi vị.

1. Khả năng bám dính trên các bề mặt

Video quay chậm quá trình di chuyển của ruồi được các nhà khoa học ghi lại cho thấy, sau khi tiếp cận trần nhà, chúng sẽ mở rộng các chân ra để tiếp xúc với bề mặt. Mỗi chân ruồi có một móng vuốt cực nhỏ có tác dụng như miếng băng dính, gắn chặt vào bất kỳ bề mặt nào. Chúng từ từ di chuyển ngược bằng cách nhấc từng chân lên và lùi cơ thể nặng nề lại phía sau.

Tác giả chuyên nghiệp
Tôi là một tác giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và viết về động vật. Với niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên, tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu sâu về đời sống hoang dã, tập tính sinh học, và vai trò của các loài trong hệ sinh thái. Tôi sẽ mang đến cho độc giả kiến thức chân thực nhất về Thế giới động vật hoang dã muôn loài.
View all posts