Cái tên Góa phụ được gắn lên loài nhện đen này bởi hành vi ăn thịt con đực sau khi giao phối, điều này được lý giải sau nhiều thì nghiệm trong lồng kính tại nhiều cuộc thí nghiệm độc lập trên khắp thế giới. Các nhà khoa học đã thử nhiều cách, trong đó đã thay đổi loài nhện khác nhưng nhện cái chỉ ăn nhện đực cùng loài, bởi chúng có thể nhận biết được “mùi” của con đực dựa vào đặc trưng riêng.

Tên thường gọi: Nhện Góa phụ đen
Tên khoa học: Latrodectus
Lớp: Động vật không xương sống
Chế độ ăn: Động vật ăn thịt
Tuổi thọ:1 đến 3 năm
Kích thước trung bình:1 cm, đường kính bụng khoảng 0,5 cm
Trọng lượng trung bình:khoảng 1 gram
Tình trạng trong Sách Đỏ: Chưa rõ
Số lượng hiện tại: chưa rõ

Nhện Góa phụ đen còn khét tiếng thế giới về nọc độc của mình, ngoài ra màu đen tuyền và hình dáng cơ thể cũng khiến chúng khác với phần còn lại của thế giới nhện. Nhện Góa phụ đen được phân bố chủ yếu ở các vùng ôn đới trên khắp thế giới.

Nọc độc nhện Góa phụ đen

Theo Thegioidongvat.Co tìm hiểu, Nọc độc có tên Latrotoxin của nhện Góa phụ đen là nỗi kinh hoàng với bất kì sinh vật nào trên Trái Đất bởi nọc của chúng đã được ghi nhận là mạnh gấp 15 lần so với rắn đuôi chuông. Ở người, vết cắn của nhện Góa phụ đen sẽ ngay lập tức gây đau cơ, buồn nôn, tê liệt cơ hoành làm cho khó thở, tê liệt hệ thần kinh. Tuy nhiên, những vết cắn này thường không khiến người trưởng thành tử vong ngay lập tức, một số đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc ốm yếu mới là nạn nhân chính. Ngoài ra, con số nạn nhân được ghi lại bị tử vong do loài nhện này cắn rất ít, chúng chỉ cắn khi tự vệ, chẳng hạn như có ai đó vô tình ngồi lên chúng.

Tìm hiểu thêm: Những bí mật đằng sau cú cắn của loài Nhện

Nghi lễ giao phối

Nhện Góa phụ đen thường ăn côn trùng có cánh, sâu bọ… và đặc biệt là nhện đực. Khi giao phối với nhện đực xong, con đực thường hy sinh bản thân mình khi để nhện cái ăn thịt, làm vậy sẽ khiến cho đàn nhện con được sức khỏe tốt hơn. Vì vậy, chúng thường Góa chồng và sống một mình quanh năm, cho tới khi mùa giao phối tiếp theo lại tới.

Mạng nhện và thức ăn

Nhện đen thường dệt thành những tấm lưới lớn, trong đó có treo một chiếc kén và hàng trăm quả trứng. Nhện con sẽ thoát ra khỏi trứng và ngay lập tức rời đi, lúc này nhện mẹ sẽ dùng mạng nhện này để bắt mồi. Như đã nói ở trên, thức ăn của nhện Góa phụ đen có thể là ruồi, muỗi, châu chấu, bọ cánh cứng và sâu bướm

Đọc tiếp: 8 sự thật đáng sợ về loài Nhện

Nhện Góa phụ đen là loài có lông chải, tức là lông ở phía chân sau của nhện sẽ được dùng để giữ con mồi bị mắc kẹt lại trong lưới, chúng đâm thủng cơ thể nạn nhân rất nhanh sau đó tiêm enzyme tiêu hóa vào xác chết. Bằng cách này, cơ thể con mồi sẽ hóa lỏng và nhện Góa phụ đen chỉ việc hút sạch các chất dinh dưỡng có trong nó.

Những thông tin thêm về loài nhện Góa phụ đen có thể bạn chưa biết:

– Nhện Góa phụ đen có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong lãnh thổ nước Mỹ, trừ Alaska
– Mỗi túi trứng của nhện Góa phụ đen có thể sinh ra hàng trăm nhện con
– Chi Latrodectus có tới 31 loài được công nhận trên toàn thế giới nhưng nhện Góa phụ đen là loài nổi tiếng nhất trong số đó
– Nọc độc của nhện Lưng đỏ cùng chi với nhện Góa phụ đen là loài khiến 2,000-10,000 người nhập viện mỗi năm tại Úc

Album Ảnh

[smartslider3 slider=16]

Leave a comment