Bên cạnh bạn xuất hiện một chú nhện với hình dáng khác thường, trùng hợp là da chúng ta bắt đầu bị kích ứng và tấy đỏ lên… Việc đầu tiên bạn làm có lẽ là đổ lỗi cho con nhện, nhưng sự thực rất hiếm trường hợp nhện cắn người.
Nhện độc cắn sẽ như thế nào?
Tuy nhiên bạn vẫn nên biết một số loài nhện với cú cắn mang theo nọc độc vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Nhện lưng đỏ ở Úc có nọc độc gây hại thần kinh cho con người trong 24 giờ. Nhện góa phụ đen nổi tiếng với cú cắn kịch độc, ảnh hưởng tới hệ thần kinh tương đối mạnh, tuy nhiên khó có thể khiến con người tử vong. Nhện túi vàng khi cắn lại khiến vết thương bị nhiễm trùng, dẫn tới nhiễm trùng máu và hoại tử. Nhện đen lớn Tarantula tại rừng mưa nhiệt đới sẽ khiến con người rơi vào trạng thái hôn mê ngay lập tức. Nhện cát 6 mắt sẽ khiến đông máu cục bộ và hoại tử vết thương.
Tìm hiểu thêm: 8 sự thật đáng sợ về loài Nhện
Cấu tạo của Loài Nhện
Có lẽ phải đi sâu về cấu tạo cơ thể, đặc tính của loài nhện để hiểu hơn về chúng. Nhện nằm trong lớp động vật chân khớp cùng với bọ ve, bọ cạp… chúng không có xương sống, không có hàm, cơ thể chia làm hai phần và sở hữu 8 chân. Toàn bộ cơ thể của loài động vật săn mồi này được tiến hóa để chiến đấu với các loài động vật lớn hơn, ngoài ra săn mồi và tiêu diệt các loài động vật không xương sống khác. Phó Giáo sư Chris Buddle thuộc khoa Sinh thái côn trùng tại Đại học McGill, Canada đã chỉ ra rằng:” Trong số gần 40,000 loài nhện trên thế giới, chỉ có khoảng 10 loài có thể gây ra nguy hiểm với con người. Ngay cả những loài có nọc độc cũng rất khó có khả năng tiếp xúc với con người chứ đừng nói là có thể tấn công chúng ta.”
Các nhà khoa học đã chứng minh việc nhện không hề cắn con người thông qua nhiều thí nghiệm của các tình nguyện viên. Họ đặt con người và một số loài nhện hung hăng nhất cùng một môi trường rồi để chúng tự do hoạt động. Tuy nhiên, kết quả là không tình nguyện viên nào bị nhện cắn. Một thí nghiệm khác, khi thả chung các loài côn trùng là bọ cánh cứng, nhện sẽ cảm nhận rung động trong môi trường để phát hiện ra chúng rồi tấn công. Vì vậy những trường hợp nhện chủ động cắn người là do quá trình tiếp xúc ở khoảng cách gần, bạn đã vô tình khiến chúng cảm thấy nguy hiểm.
Vì vậy, nếu không có kiến thức, chúng ta sẽ rất dễ bị nhầm lẫn những vết cắn từ nhện với loài côn trùng khác như: bọ chét, ve, rệp, muỗi… Việc con người bị kích ứng da cũng có thể do tiếp xúc với hóa chất, cây cối (có thể có độc), dấu hiệu nhận biết vô cùng đa dạng vì vậy mà chúng ta nên có biện pháp phòng tránh một cách chủ động nếu bắt gặp nhện hoặc các loài côn trùng trong tự nhiên