Now Loading

Bọ Que – Khám Phá Loài Côn Trùng Dài Nhất Thế Giới

Bọ que (hay còn gọi là Phasmida hoặc Phasmatoptera ) là loài côn trùng thuộc nhóm Động vật chân đốt có hình dáng giống chiếc que, cành cây... Chính vì đặc điểm thú vị này mà trong tiếng Hy Lạp cổ đại, tên của chúnng là φάσμα phasma tức "hiện thân/ ngụy trang". Sở hữu cơ chế phòng vệ khác biệt so với nhiều loài trong thế giới tự nhiên tuy nhiên Bọ que còn có thể được trang bị cả gai và chất độc.
Tên thường gọi: Bọ que Tên khoa học: Phasmatodea Lớp: Động vật không xương sống Chế độ ăn:Động vật ăn cỏ Tuổi thọ:Tối đa 3 năm Kích thước: 1,1-30 cm Tình trạng trong Sách Đỏ: Không được xếp hạng

Kích thước và hình dáng bên ngoài

So với nhiều loài côn trùng khác, Bọ que sở hữu kích thước tương đối lớn (dài từ 1-30 cm), một số loài có hình chiếc que, hình trụ nhưng một số khác lại có dạng phẳng, hình chiếc lá, có nhiều màu sắc khác nhau phụ thuộc vào môi trường sống (xanh lá, xám, nâu...). Hầu hết các loài Bọ que đều không có cánh hoặc cánh đã bị thu gọn lại. Sở hữu những cặp chân dài và mảnh cùng với sợi lông cực nhỏ, giúp tạo ma sát ở áp suất thấp khiến cho Bọ que có thể bám chặt vào bề mặt thực vật và di chuyển dễ dàng.
Đọc thêm25 loài côn trùng kì lạ chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên

Môi trường sống của Bọ que

Bọ que phát triển mạnh ở các khu rừng nhiệt đới và đồng cỏ, nơi thảm thực vật phong phú đó là nơi ở lý tưởng cho chúng kiếm ăn và ẩn dưới cây cối. Với hơn 300 loài trên toàn thế giới, Bọ que phân bố chủ yếu ở vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới từ Đông Nam Á, rừng rậm Nam Mỹ, châu Úc và Bắc Mỹ. Bọ que cũng là động vật ăn thực vật, chủ yếu là ăn lá cây, chồi non... chính vì vậy vai trò của chúng trong hệ sinh thái là cực kỳ lớn. Trong lịch sử từng ghi nhận một số trường hợp như loài Diapheromera femorata ở Bắc Mỹ và Graeffea crouani trong rừng trồng dừa ở Nam Mỹ đã sinh sôi nảy nở, phá hủy hoàn toàn cây cối và phá hoại mùa màng, gây thiệt hại kinh tế đáng kể. May mắn là Bọ que không có cánh, vì vậy chúng chỉ phát triển trong vòng bán kính vài trăm mét chứ không lan rộng ra thành dịch.

Cơ chế tự vệ của Bọ que

Theo Thegioidongvat.Co tìm hiểu, Có thể bạn không biết, Bọ que có cơ chế tự vệ khá đặc biệt, khi bị kẻ thù tấn công chúng sẽ tự rụng các chi, các chi này sau khi tách ra khỏi cơ thể sẽ tiếp tục cử động theo phản xạ nhằm đánh lạc hướng các mối nguy hiểm. Ngoài ra, một số loài Bọ que cũng sẽ tiết ra các chất hóa học tự nhiên, khiến kẻ thù lùi xa. (Khám phá thêm25 cơ chế phòng vệ kì lạ của các loài động vật)

Một số hông tin thú vị về Bọ que có thể bạn chưa biết:

- Chi Phobaeticus trong Họ nhà Bọ que là loài côn trùng dài nhất thế giới (xấp xỉ 56 cm) - Các hóa thạch của Bọ que xuất hiện từ Đại Trung Sinh (252-66 triệu năm TCN) nhưng các hóa thạch dạng này rất hiếm bởi Bọ que thường bị lẫn với cành cây hay dính vào thân cây - Bộ lạc thuộc vùng Sarawak, nằm ở phía tây bắc đảo Borneo, Malaysia thường bắt Bọ que và trứng của chúng làm thực phẩm - Các nhà khoa học đã áp dụng cách di chuyển bằng 6 chân của Bọ que để vận dụng vào ngành thiết kế Robot.

Album ảnh

[smartslider3 slider=43]

Video

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=wB6sHhQ3EcY[/embed]

Tác giả chuyên nghiệp
Tôi là một tác giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và viết về động vật. Với niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên, tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu sâu về đời sống hoang dã, tập tính sinh học, và vai trò của các loài trong hệ sinh thái. Tôi sẽ mang đến cho độc giả kiến thức chân thực nhất về Thế giới động vật hoang dã muôn loài.
View all posts