Loài cá này có vẻ ngoài vô cùng dữ tợn với hàm răng nanh lớn, được đặt ở phía hàm trên mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy ngay cả khi miệng của chúng bị đóng lại. Những loài cá nhỏ hơn thường trở thành nạn nhân bởi vết cắn mạnh mẽ của loài Cá hồng chó này, điển hình như tôm, cua và các loài sinh vật sống dưới đáy đại dương.

Tên thường gọi: Dog Snapper
Tên khoa học: Lutjanus jocu
Loài:
Chế độ ăn uống:Động vật ăn thịt
Kích thước:24 inches ( khoảng 61 cm )
Số lượng hiện tại:Giảm dần

Thói quen và phạm vi sinh sống

Những con cá hồng chó trưởng thành thường kiếm ăn quanh các vách đá dưới đáy biển và các rạn san hô ở độ sâu trung bình khoảng 100 feet (khoảng 30.5 mét). Phạm vi sinh sống của chúng bao gồm phía Tây Đại Tây Dương từ Brazil đến Florida và hiếm hơn là cả ở phía bắc Massachusetts

Sinh sản

Cá hồng chó mang chút tập tính của loài sói đơn độc và có khuynh hướng ở một mình trong nhiều năm. Tuy nhiên, tất cả những điều này sẽ thay đổi vào tháng 3, khi tất cả các loài cá tụ tập lại trong các nhóm lớn để sinh sản và đẻ trứng trong các khu vực ở vùng biển đông bắc Caribbean và gần đảo Jamaica.

Những con cá hồng chó này có thể di chuyển trong những khoảng cách rất lớn để tìm đến đàn của chúng. Và khi đến được đó, chúng sẽ trộn lẫn vào nhau để giải phóng tinh trùng (ở con đực) và trứng (ở con cái) vào nước biển. Những quả trứng đó, sau khi nở thành ấu trùng, sẽ bị bỏ lại để trôi dạt tự do trong nước biển, và nhiều cá thể xấu số sẽ bị nuốt chửng bở những kẻ săn mồi lớn hơn – nhưng những con non may mắn hơn vẫn có thể tồn tại được cho đến khi chúng trưởng thành. Những con non dễ bị tổn thương có khuynh hướng ở gần bờ biển và thường bơi trong các cửa sông.

Vẫn còn nhiều điều khiến các nhà khoa học phải thắc mắc khi nghiên cứu về việc sinh sản tụ tập của loài cá này, bao gồm cả việc làm thế nào mà chúng chọn ra được những những khu vực đặc biệt và cả cách chúng tìm đường quay trở lại từ năm này qua năm khác.

Độc tính tiềm tàng

Mặc dù có vẻ ngoài ghê gớm nhưng loài cá này không phải là kẻ săn mồi nguy hiểm nhất của đại dương. Mà ngược lại, những con cá trưởng thành thường trở thành nạn nhân của những kẻ săn mồi to lớn hơn như cá mập và cá mú, trong khi những ấu trùng nhỏ bé thường dễ bị tổn thương và trở thành thức ăn của các sinh vật biển khác. Con người cũng thường đánh bắt cá hồng chó vì chúng được coi là một món ăn giàu chất dinh dưỡng – mặc dù đôi khi cần phải thận trọng trong cách chế biến. Một số thực khách đã phải trải qua vài vụ ngộ độc nhẹ từ việc tiêu thụ thịt của chúng.

Cá hồng không tạo ra chất độc nhưng chúng có thể tích tụ các chất độc hại từ độc tố ciguatera theo cách hoạt động của chuỗi thức ăn. Các độc tố ciguatera được tạo ra bởi Tảo đơn bào 2 roi và các Vi tảo vô cùng nhỏ nằm trên các rạn san hô đã chết hoặc tảo. Khi còn nhỏ, những loài cá ăn cỏ này sẽ sống dựa vào các rạn san hô và tảo, chúng cũng tiêu thụ luôn lượng độc tố có trong đó và chuyển hóa nó dựa theo sự luân phiên đối với bất kì loài cá hồng chó nào, và điều này cũng xảy ra tương tự với những kẻ săn mồi khi ăn phải thịt của chúng.

Đánh bắt quá mức

Tuy nhiên, cá hồng chó và toàn bộ những loài cá sống dưới rạn san hô khác lại sợ con người nhiều hơn và ngược lại. Vì những người ngư dân biết chính xác địa điểm và khi nào có thể tìm thấy số lượng lớn loài cá này, nên chúng rất dễ bị tổn thương khi phải đối mặt với nạn khai thác quá mức — vào thời điểm xác định trong năm khi sự tồn tại của thế hệ mới bị treo lơ lửng trên cán cân này.

Cá hồng chó và những người họ hàng của chúng có thể được bảo vệ bằng cách cấm hoặc hạn chế đánh bắt cá tại các địa điểm sinh sản đã biết và trong suốt giai đoạn sinh sản quan trọng.

Một số thông tin thêm về Cá Hồng Chó có thể bạn chưa biết:

• Đôi khi, những con cá hồng chó non thường bơi lên những con sông nước ngọt để dạo chơi.

Album ảnh

[smartslider3 slider=158]

Video

Leave a comment