Now Loading

Chim Thiên Đường - loài chim có vẻ đẹp tuyệt mỹ

"Chim thiên đường được phân chia thành hơn ba chục loài khác nhau".
Tên thường gọi: Chim thiên đường Tên khoa học: Paradisaeidae Lớp:Chim Chế độ ăn uống:Động vật ăn tạp Kích thước:Khoảng khoảng từ 0.1 tới 0.9 mét

Đặc điểm của chim thiên đường

Hầu hết chim thiên đường có màu sắc sặc sỡ với bộ lông màu vàng, xanh dương, đỏ tươi và xanh lá cây. Những màu sắc nổi bật này giúp chúng trở thành một trong số những loài chim ấn tượng và có sức hấp dẫn nhất thế giới. Chim đực có bộ lông dài đáng kinh ngạc. Một số loài còn có một chỏm lông rất lớn trên đầu cùng phần lông dài trên cánh.

Hành vi giao phối và sinh sản

Bộ lông có màu sắc tươi sáng cùng những bộ phận trên cơ thể vô cùng đặc biệt chính là điểm giúp chim đực thu hút cá thể khác giới. Chim thiên đường có một điệu nhảy độc đáo giúp tôn lên vẻ ngoài độc đáo của chúng. Điệu nhảy này của chim đực không chỉ giúp chúng lôi cuốn sự chú ý của chim cái mà còn khiến những người ở gần đó không thể rời mắt khỏi loài chim thú vị này. Một điều nữa đó là chim đực dành phần lớn thời gian trong quãng đời của chúng để thu hút bạn tình. Chim thiên đường xây tổ của chúng từ những vật liệu mềm, chẳng hạn như lá, dương xỉ, dây leo cây nho. Loài chim này có thói quen thường đặt tổ trong các hốc cây. Số lượng trứng mà chim thiên đường đẻ ra thay đổi tùy theo kích thước của mỗi loài. Những loài có kích thước lớn thường chỉ đẻ một quả trứng, nhưng các loài nhỏ hơn có thể đẻ từ 2 tới 3 trứng mỗi lứa. Trứng nở sau từ 16 tới 22 ngày. Sau đó, chim non sẽ rời tổ từ 16 đến 30 ngày tuổi.

Số lượng loài

Chim thiên đường được tìm thấy ở New Guinea và các đảo xung quanh. Hai loài chim khác thuộc họ chim thiên đường có tên “manucodes” và “riflebirds” phát triển ở Úc. Phần lớn chim thiên đường sống trong các khu rừng nhiệt đới (bao gồm rừng nhiệt đới, đầm lầy và rừng rêu), Một số loài từng được phát hiện sinh sống ở rừng ngập mặn ven biển Bộ lông có màu sắc sặc sỡ là lý do khiến chim thiên đường trở thành mục tiêu hàng đầu của những người thợ săn, chính điều này đã dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài trong họ chim thiên đường. Các bộ tộc bản địa ở New Guinea thường dùng lông của chim thiên đường trong trang phục và nghi thức. Trong nhiều thế kỷ qua, lông của loài chim này cũng được sử dụng phổ biến ở châu Âu như một món trang sức dành cho nữ. Việc này đã tàn sát một số lượng lớn chim thiên đường . Đồng thời nạn phá rừng đã phá hủy môi trường sống của chim dẫn đến việc loài chim này đang nằm trong danh sách cần được bảo vệ của nhiều quốc gia.

Những thông tin thêm về Chim Thiên Đường có thể bạn chưa biết:

− Nhà tự nhiên học, nhà thám hiểm và nhà văn Alfred Russel Wallace đã dành sáu năm miệt mài viết về những ốc đảo mà ông đã đi qua, nghiên cứu về các sự vật hiện tượng xung quanh, các loài chim trong đó có chim thiên đường và cho ra đời cuốn sách The Malay Archipelago vào năm 1869 − Chim thiên đường rất đa dạng về kích cỡ, từ 0,2 mét cho tới 1,3 mét − Thiên điểu là một loài hoa có cái tên lấy cảm hứng từ chim thiên đường bởi màu sắc rực rỡ. Bên cạnh đó, hình dáng của loài hoa này còn giống như một chú chim thiên đường đang tung cánh trên trời cao. − Thức ăn của chim thiên đường chủ yếu là hoa quả và các loại động vật chân khớp. Ngoài ra thỉnh thoảng chúng còn ăn cả mật hoa và các động vật có xương sống nhỏ nữa.

Album ảnh

[smartslider3 slider=164]

Video

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=vkm__Rs2BLU[/embed]
Tags:

Tác giả chuyên nghiệp
Tôi là một tác giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và viết về động vật. Với niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên, tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu sâu về đời sống hoang dã, tập tính sinh học, và vai trò của các loài trong hệ sinh thái. Tôi sẽ mang đến cho độc giả kiến thức chân thực nhất về Thế giới động vật hoang dã muôn loài.
View all posts