Cự đà biển là loài động vật bò sát thuộc Phân Bộ Kỳ Nhông, Họ Cự Đà được mô tả lần đầu năm 1825. Chúng là sự kết hợp độc đáo giữa các sinh vật biển và thằn lằn hiện đại, bên ngoài Cự đà được trang bị một lớp da có màu tối (màu sắc của chúng thay đổi phụ thuộc vào mùa trong năm), điều này sẽ hỗ trợ Cự đà trong quá trình hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời nhanh hơn sau mỗi lần lặn xuống nước tìm kiếm thức ăn.
Cự đà biển cũng có kích thước khá đa dạng tùy thuộc vào khu vực địa lý, trên đảo Genovesa kích thước Cự đà biển nhỏ nhất, trong khi đó ở một số hòn đảo như Isabela, Galápagos, Ecuador chúng lại có kích thước khổng lồ. Cự đà biển được nhà bác học Charles Darwin mô tả là chúng là một trong những loài thằn lằn kỳ quặc, vụng về và trông có vẻ “dữ dằn” nhất

Tên thường gọi: Cự đà biển
Tên khoa học: Amblyrhynchus cristatus
Loại: Động vật bò sát
Chế độ ăn: Động vật ăn cỏ
Tuổi thọ:5 đến 12 năm (trong tự nhiên)
Kích thước: 1,2-1,5 mét (cả đuôi)
Trọng lượng:1-12 kg
Tình trạng trong Sách Đỏ: Sắp nguy cấp (Vulnerable)

Sinh sản của Cự đà biển

Mùa sinh sản của Cự đà biển bắt đầu vào mùa lạnh và mùa khô – tháng 12 tới tháng 3 hàng năm, làm tổ từ tháng 1 tới tháng 4. Có sự thay đổi về khung thời gian do phụ thuộc vào vị trí sống của chúng. Con cái đạt sự trưởng thành về giới tính năm 3-5 tuổi trong khi con đực là 6-8 tuổi. Trong hành vi sinh sản, các nhà nghiên cứu cho thấy việc lựa chọn bạn tình của cá thể Cự đà cái nằm ở kích thước con đực. Chúng sẽ ưu tiên những con có kích thước lớn lơn. Một tháng sau khi kết đôi và giao phối, con cái sẽ đẻ từ 1-6 quả trứng đặt trong tổ có kích thước 40-80 cm, sau cùng, con non sẽ nở ra sau 3-4 tháng.

Thức ăn của Cự đà biển

Trái với vẻ ngoài xù xì, gai góc, Cự đà biển lại là loài ăn cỏ đích thực, chúng thường ăn 4-5 loại cỏ là (Centroceras , Gelidium , Grateloupia , Hypnea , Polysiphonia và Pterocladiella). Chúng ăn rất nhiều tảo, theo một nghiên cứu cho thấy khoảng 2,000 cá thể Cự đà có thể ăn hết 28 tấn tảo trong một năm, tuy vậy tảo là một trong số những loài thực vật có tốc độ phát triển nhanh, vì vậy cân bằng sinh thái luôn ở mức an toàn. Hiếm khi chúng ăn các động vật giáp xác hoặc côn trùng… Sự thay đổi thức ăn có thể theo mùa. Ngoài ra, cấu tạo đặc biệt của bộ phận bài tiết giúp Cự đà biển có thể hấp thu được cả muối biển, muối được lọc ra khỏi máu, sau đó được bài tiết qua các tuyến nội tiết chuyên biệt ở mũi.

Hành vi của Cự đà biển

Cự đà biển có thể lặn sâu hơn 5 mét cộng thêm với khả năng ở trong nước rất lâu nhưng Cự đà biển là động vật biến nhiệt, chúng sẽ mất nhiều nhiệt có thể gây tử vong nếu ở trong nước quá lâu, giữa mỗi lần kiếm mồi, Cự đà sẽ nằm dưới ánh mặt trời để sưởi ấm. Để giữ thân nhiệt luôn ổn định, ban đêm Cự đà thường tụ tập lại thành một nhóm lớn khoảng 50 cá thể và ngủ gần nhau. Thời gian kiếm ăn của Cự đà biển cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của nước, vùng nước biển càng lạnh thì thời gian kiếm ăn càng ngắn
Hiện tại, số lượng cá thể Cự đà biển đang bị đe dọa nghiêm trọng do hành vi sưởi nắng khiến chúng luôn là con mồi ưa thích của những loài thú ăn thịt. Khả năng bị cô lập khỏi môi trường và hệ miễn dịch kém khiến Cự đà luôn rơi vào tình trạng bị đe dọa cao. Hiện nay, trên Trái đất chỉ còn khoảng 200,000-300,000 cá thể Cự đà còn sống só

Một số thông tin thú vị về Cự đà biển có thể bạn chưa biết:

– Cự đà biển là một trong số những loài động vật đặc hữu, chúng chỉ tìm thấy trên Quần đảo Galápagos (Ecuador)
– Kỉ lục của Cự đà biển là khả năng lặn sâu tối đa 20 mét và trong khoảng thời gian là 1 giờ đồng hồ.

Album ảnh

[smartslider3 slider=110]

Video

Leave a comment