Dù khiến con người phải khiếp sợ vì cơ thể cùng những cái chân rậm rạp đầy lông nhưng trong điều kiện không tiếp xúc những chú nhện Turantula lại không mang lại bất kì nguy hiểm gì cho con người. Nọc độc của loài này thậm chí còn yếu hơn cả một chú ong bình thường. Nhện Turantula là một giống vật nuôi quen thuộc của những người yêu nhện.
Tên thường gọi: Nhện Tarantula
Tên khoa học: Theraphosidae
Loài:Chân Khớp
Chế độ ăn uống:Động vật ăn thịt
Kích thước:dài khoảng 0.1 mét, chân dài khoảng 0.3 mét
Cân nặng:từ 28g đến 85g
Tuổi thọ trung bình:Tối đa 30 năm
1. Quá trình lột xác của nhện Tarantula
Quá trình lột xác của nhện Tarantula bắt đầu từ phần da bên ngoài của chúng. Bên cạnh đó, khi lột xác, loài này cũng thay thế cả những bộ phận bên trong cơ thể của chúng nữa, chẳng hạn như cơ quan sinh dục cái, niêm mạc dạ dày. Thậm chí, chúng còn tái sinh cả những bộ phận đã bị mất hoặc bị hỏng.
2. Nơi sống
Nhện Tarantula được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, từ vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới cho tới những vùng sa mạc. Loài này có nhiều màu sắc và những đặc tính thích nghi khác nhau tùy theo từng vùng nơi chúng sinh sống.
3. Săn mồi
Nhện Tarantula săn mồi khá chậm, chúng thường quan sát con mồi một lúc rồi mới hành động, loài này thường hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng thỉnh thoảng, nhện Tarantula còn săn cả ếch, cóc và chuột . Một điều thú vị hơn nữa là loài nhện này còn ăn cả những chú chim nhỏ nữa. Những khi tiêu hóa xong một con mồi lớn nào đó, chúng có thể không cần ăn trong vòng một tháng
Mặc dù mỗi khi nhận thấy bất kì mỗi nguy hiểm nào đang tiếp cận mình, Tarantula sẽ giăng mạng nhện để bắt kẻ địch nhưng tuyệt nhiên chúng không bao giờ dùng mạng nhện của mình để bẫy con mồi. Sau khi bắt được con mồi bằng chân của mình, nhện Tarutanla sẽ tiêm nọc độc vào cơ thể đối phương khiến chúng bị tê liệt sau đó cắn con mồi bằng những chiếc răng nanh của mình. Đồng thời, nhện Tarutanla cũng tiết ra các enzyme tiêu hóa để hóa lỏng cơ thể con mồi, khi đó, chúng có thể dễ dàng hút các chất từ cơ thể con mồi.
4. Hiểm họa đối với nhện Tarantula
Tuy Tarantula có khá ít kẻ thù nhưng trong đó, loài ong Pepsis lại là một đối thủ đáng gờm. Chỉ với một vết chích, loài ong này có thể làm tê liệt hoàn toàn cơ thể của một con nhện Tarantula và ong Pepsis sẽ đẻ trứng ngay trên cơ thể của loài nhện này. Khi những quả trứng ong Pepsis nở ra, những ấu trùng ong sẽ chui vào bên trong cơ thể của nhện và sinh sống trong đó.
5. Sinh sản
Giống như những loài nhện khác, thói quen giao phối của nhện Tarantula khá khác so với các loài động vật có vú. Khi một con nhện đực trưởng thành và muốn giao phối, chúng sẽ bắt đầu giăng mạng nhện. Nhện Tarantula đực sau đó xoa bụng và tiết ra một lượng tinh dịch lên trên mạng nhện này. Chúng dùng hai chân phụ trước của mình (thường gọi là pedipalps) nhúng vào phần tinh dịch lúc trước. Hai chân phụ trước có vai trò giữ tinh dịch cho tới khi nhện đực tìm được bạn tình của mình. Khi Tarantula đưc tìm thấy một chú nhện cái nào đó, hai giống sẽ có những tín hiệu riêng biệt để nhện đực có thể nhận biết được rằng chúng cùng loài Tarantula. Khi con cái chấp nhận giao phối, nhện đưc sẽ đưa đôi chân phụ trước của nó vào lỗ mở ở phần dưới của bụng nhện cái. Sau khi chắc chắn tinh dịch đã được đưa vào cơ thể nhện cái, giống đực lúc này sẽ rời đi thật nhanh trước con cái trở nên đói và có thể ăn thịt cả bạn đời của mình.
Nhện cái sẽ bảo vệ tất cả số trứng mà nó đã đẻ ra và sau từ 6 tới 9 tuần thì những quả trứng sẽ nở ra khoảng 500 cho tới 1000 chú nhện Tarantula con
Những thông tin thêm về nhện Tarantula có thể bạn chưa biết:
− Đến thời kì lột xác, nhện Tarantula không chỉ thay da mà còn thay cả những bộ phận cơ thể bên trong của chúng nữa
− Tên gọi “Tarantula” của loài này bắt nguồn từ một giáo phái ở Taranto, Ý
− Có khoảng 800 loài nhện Tarantula trên thế giới
− Khi bị tấn công, nhện Tarantula sẽ phóng những cái gai trên bụng chúng vào người đối thủ
− Khi đi săn, nhện Tarantula sẽ tiêm nọc độc của chúng vào cơ thể của con mồi
− Trên thế giới có một giống nhện Tarantula có tên là: “Bumba Lennoni”, tên của giống nhện này được đặt theo nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng John Lennon